C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 196

một số tiền để anh ta trả lại khi có việc làm, hoặc khi có việc làm anh ta đưa trước cho tôi
một số tiền nhất định và khi anh ta thất nghiệp tôi sẽ hoàn lại anh

ta, đằng nào cũng thế cả. Dù thế nào thì trong khi có việc làm, anh ta vẫn phải trả tôi cái mà
tôi đã cho anh ta khi thất nghiệp.

Như vậy là ngân hàng cho người nghèo "thuần tuý" chỉ khác với quỹ tiết kiệm có tính quần

chúng ở hai đặc điểm hết sức độc đáo và hết sức phê phán: một là ngân hàng cho vay à fonds
perdus

54

1*

với giả định vô lý là công nhân sẽ có thể trả nợ khi nào anh ta muốn trả và khi anh

ta trả được thì bao giờ anh ta cũng muốn trả; hai là ngân hàng không trả một chút lợi tức nào
cho số tiền mà công nhân gửi. Vì số tiền gửi mang hình thức ứng trước nên ngân hàng cho
rằng bản thân nó không đòi công nhân trả lợi tức đã là rộng rãi lắm rồi.

Do đó, ngân hàng có tính phê phán cho người nghèo khác với quỹ tiết kiệm có tính quần

chúng ở chỗ công nhân mất toi lợi tức, ngân hàng mất toi tư bản.

c) Trại kiểu mẫu ở Bu-cơ-van

Rô-đôn-phơ đã xây dựng ở Bu-cơ-van một trại kiểu mẫu. Địa điểm thật khéo lựa chọn vì

rằng ở đây còn giữ lại được những di tích của thời phong kiến, nghĩa là một lâu đài phong
kiến.

Sáu người đàn ông làm công ở trại này, mỗi người mỗi năm được 150 ê-quy hoặc 450

phrăng, mỗi người phụ nữ làm công được mỗi năm 60 ê-quy hoặc 180 phrăng. Ngoài ra, họ
còn được ăn ở không phải trả tiền. Bữa ăn thường ngày của những người ở Bu-cơ-van gồm
có một đĩa dăm-bông "đồ sộ", một đĩa thịt cừu cũng đồ sộ không kém và cuối cùng, một
miếng thịt bò quay cũng đồ sộ không kém, ngoài ra còn hai món rau tươi, hai miếng pho mát,
khoai tây và rượu táo làm thức ăn phụ, v.v.. Mỗi người đàn ông làm công ở đây làm được
nhiều gấp đôi người cố nông thường ở Pháp.

Tổng thu nhập hàng năm ở Pháp đem chia đều ra thì mỗi đầu người chỉ được trung bình 93

phrăng và số dân cư trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp ở Pháp chiếm 2 phần 3 tổng số
nhân khẩu, do đó người ta có thể kết luận rằng nếu mọi người bắt chước một cách phổ biến
trại kiểu mẫu của vị ca-li-phơ Đức của chúng ta thì một cuộc cách mạng lớn lao sẽ diễn ra
không những về mặt phân phối mà cả về mặt sản xuất của cải quốc dân nữa.

Qua những điều trên đây có thể thấy rằng Rô-đôn-phơ sở dĩ có thể mở rộng sản xuất rất

nhiều chỉ bằng cách buộc mỗi người công nhân phải làm gấp đôi trước kia và tăng số thực
phẩm chi dùng cho mỗi người công nhân lên sáu lần so với trước kia.

Vì những nông dân Pháp đã rất cần cù nên người công nhân làm việc gấp đôi phải là

những đại lực sĩ siêu phàm. Những đĩa thịt "đồ sộ" dường như cũng chỉ rõ điều đó. Vậy
chúng ta có quyền giả định rằng mỗi người trong 6 công nhân đó mỗi ngày ít ra tiêu thụ một
pao thịt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.