C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 223

của máy sợi gien-ny và máy sợi con để chế thành máy mun và cũng khoảng thời gian ấy khi
mà Ác-crai-tơ phát minh được máy chải và máy sợi thô, thì trong nghề kéo sợi, chế độ công
xưởng trở thành chế độ thống trị duy nhất. Dần dần, do một số cải biến nhỏ, người ta bắt đầu
sử dụng những máy ấy trong việc kéo sợi len, rồi sau đó (khoảng mười năm đầu thế kỷ XIX),
trong việc kéo sợi lanh, như vậy là loại những công việc làm bằng tay ra khỏi hai ngành này.
Nhưng người ta vẫn không dừng lại ở đây; Trong những năm cuối của thế kỷ XVIII, một
mục sư nông thôn là bác sĩ Các-rai-tơ, phát minh ra khung cửi máy và khoảng 1804 đã cải
tiến nó đến mức độ có thể cạnh tranh thắng lợi được với thợ dệt tay. Máy hơi nước do Giêm
sơ Oát
phát minh năm 1764 và được áp dụng từ 1785 để chạy máy sợi, đã khiến những máy
móc ấy trở thành quan trọng bội phần.

Nhờ có những phát minh về sau mỗi năm một hoàn thiện ấy,

lao động bằng máy móc đã thắng lao động bằng chân tay trong các ngành chủ yếu của công
nghiệp Anh; và, toàn bộ lịch sử sau đó của nền công nghiệp Anh chỉ là thuật lại tình hình
người lao động thủ công đã bị máy móc đánh bật khỏi hết vị trí này đến vị trí khác như thế
nào. Kết quả là: một mặt những hàng hoá công xưởng giảm giá nhanh chóng, thương nghiệp
và công nghiệp phồn thịnh, hầu hết các thị trường nước ngoài không có quan thuế bảo hộ bị
chiếm đoạt, tư bản và tài sản quốc dân tăng lên nhanh chóng; mặt khác, giai cấp vô sản tăng
lên còn nhanh hơn nhiều về số lượng, giai cấp công nhân mất mọi tài sản, mất mọi niềm tin
vào công ăn việc làm, phong tục đồi bại, chính trị rối ren, và tất cả những sự kiện rất khó
chịu đối với các giai cấp có của ở Anh mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở đây. Trên đây ta đã thấy
chỉ một cái máy thô sơ như máy sợi gien-ny cũng đã gây bao nhiêu biến đổi trong địa vị xã
hội của những giai cấp lớp dưới cho nên ta sẽ chẳng lấy gì làm ngạc nhiên về tác dụng gây
nên bởi cả một hệ thống máy móc bổ sung cho nhau và cấu tạo tinh vi, tiếp nhận nguyên liệu
của ta để trao lại cho ta những tấm vải dệt hoàn hảo.

Tuy nhiên, chúng ta hãy theo dõi kỹ càng hơn sự phát triển của công nghiệp Anh

62

1*

hãy bắt đầu bằng ngành chủ yếu là công nghiệp bông. Trong những năm 1771-1775, con số
trung bình về nhập khẩu bông chưa cán hàng năm chưa tới 5 triệu pao mà

năm 1841 con số ấy đã là 528 triệu và năm 1844 lên tới trên 600 triệu. Năm 1834, nước Anh
xuất khẩu 556 triệu i-ác vải, 76,5 triệu pao sợi bông và 1 200 000 pao xtéc-linh hàng dệt kim
bằng bông. Cũng năm ấy, công nghiệp bông sử dụng tới hơn 8 triệu cọc sợi, 110 000 khung
cửi máy và 250 000 khung cửi tay, không kể những máy sợi con, và theo thống kê của Mắc-
Cu-lốc
thì trong toàn Vương quốc liên hợp có gần một triệu rưởi người trực tiếp hoặc gián
tiếp sống nhờ ngành công nghiệp ấy và trong số này chỉ có 220 000 người làm trong các nhà
máy; động lực dùng trong các công xưởng ấy thì sức hơi nước là 33 000 sức ngựa, và sức
nước là 11 000 sức ngựa. Ngày nay những con số ấy đã bị vượt xa và chúng ta có thể không
ngần ngại mà công nhận rằng về số lượng và công suất máy móc, cũng như về số lượng công
nhân, năm 1845 đã gấp rưỡi năm 1834. Tỉnh Lan-kê-sia là trung tâm, cũng là cái nôi của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.