C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 221

gì, họ sống rất hoà thuận với các giai cấp có đặc quyền hơn trong xã hội. Nhưng ngược lại,
về mặt tinh thần, họ trầm lặng như tờ; họ chỉ sống về những lợi ích nhỏ mọn của bản thân, vì
cái khung cửi, vì mảnh vườn cỏn con và không biết gì đến phong trào mạnh mẽ đang lôi cuốn
toàn thể loài người ở bên ngoài xóm làng của họ. Họ lấy làm thoải mái với cuộc sống yên
tĩnh, tầm thường của mình, và nếu như không có cuộc cách mạng công nghiệp thì họ sẽ
không bao giờ rời bỏ lối sống ấy, lối sống thật ra là đầy thi vị và rất ấm cúng nhưng lại không
xứng đáng với một con người. Sự thực là họ không phải là những con người, mà chỉ là những
cái máy làm việc phục vụ cho một số ít nhà quý tộc là những kẻ cho đến bây giờ vẫn chi phối
lịch sử. Cuộc cách mạng công nghiệp chỉ là thúc đẩy tình trạng ấy lên đỉnh của nó bằng cách
hoàn toàn biến những người lao động thành những cái máy đơn thuần, và cướp giật nốt cái
phần hoạt động độc lập cuối cùng của họ, nhưng cũng chính do đó mà lại đẩy họ tới chỗ phải
suy nghĩ và bắt họ phải giành lấy địa vị xứng đáng với con người. Nếu ở Pháp là chính trị, thì
ở Anh lại là công nghiệp và phong trào của xã hội công dân nói chung, đã lôi cuốn vào cơn
lốc của lịch sử những giai cấp cuối cùng hãy còn hờ hững với lợi ích chung của nhân loại.

Phát minh đầu tiên làm thay đổi sâu sắc tình cảnh của người lao động Anh là cái máy sợi

gien-ny của anh thợ dệt Giêm-xơ Hác-gri-xơ ở Xtan-hin, gần Blếch-bớc, Bắc Lan-kê-sia
(năm 1764). Cái máy ấy là tiền thân thô sơ của cái máy mun sau này; người ta quay máy
bằng tay; nhưng các xa quay tay thường chỉ có một cọc suốt, thì máy này có từ mười sáu đến
mười tám cọc suốt do
một công nhân điều khiển. Nhờ vậy, có thể sản xuất được rất nhiều sợi hơn trước; trước kia
cứ một người thợ dệt thì phải ba người kéo sợi luôn tay, mà thường không bao giờ có đủ sợi
và người thợ dệt nhiều khi phải chờ đợi, ngày nay thì sợi lại nhiều quá sức làm của số thợ dệt
hiện có. Nhu cầu về hàng dệt, vốn đã tăng, lại càng tăng lên nữa khi giá hàng dệt hạ xuống do
kết quả của sự giảm chi phí sản xuất sợi nhờ có máy mới. Người ta cần nhiều thợ dệt hơn, và
tiền công thợ dệt tăng lên. Bây giờ vì dệt kiếm được nhiều tiền hơn nên anh thợ bỏ lơ mảnh
vườn con và dốc sức vào việc dệt vải. Thời đó, một gia đình bốn người lớn với hai đứa trẻ
đánh suốt, làm việc một ngày mười tiếng, có thể kiếm được mỗi tuần bốn pao-xtéc-linh (tính
ra bằng hai mươi tám ta-le Phổ), và nhiều khi còn được hơn nữa khi hàng chạy và việc nhiều;
lại thường có khi với khung cửi của mình, một anh thợ dệt kiếm được tới hai pao-xtéc-linh
mỗi tuần. Như vậy là giai cấp thợ dệt kiêm dân cày dần dần mất hẳn đi và trở thành giai cấp
thợ dệt mới, hoàn toàn sống bằng tiền công, không có chút tài sản nào, ngay cả tài sản giả tạo
dưới hình thức một mảnh đất đi thuê cũng không có và như vậy họ đã trở thành những người
vô sản
(working men). Thêm vào đó, mối quan hệ trước đây giữa người kéo sợi và người dệt
vải cũng bị xoá bỏ. Trước kia, trong chừng mực có thể được, việc kéo sợi và dệt sợi thành vải
tiến hành ngay trong một ngôi nhà. Bây giờ vì máy sợi gien-ny cũng như khung cửi đòi hỏi
phải có sức lực mới sử dụng được nên đàn ông cũng bắt đầu kéo sợi và có những gia đình
toàn thể sống nhờ vào cái máy sợi gien-ny, ngược lại một số gia đình khác thì bắt buộc phải
vứt bỏ cái xa quay tay cũ kỹ và lỗi thời và nếu họ không có khả năng mua một cái máy sợi
gien-ny thì họ bắt buộc phải sống nhờ vào thu nhập mà cái khung cửi đem lại cho người chủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.