C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 222

gia đình. Như vậy là với việc kéo sợi và việc dệt vải bắt đầu sự phân công sau này phát triển
vô tận trong công nghiệp.

Cái máy đầu tiên còn chưa hoàn hảo ấy xuất hiện không những

đã làm cho giai cấp vô sản công nghiệp phát triển mà còn thúc đẩy giai cấp vô sản nông
nghiệp
ra đời. Cho đến lúc bấy giờ, người ta mới chỉ biết có một số đông tiểu điền chủ gọi là
những nông dân tự canh, họ cũng sống một cách thầm lặng, không hoạt động trí óc, và thiếu
mọi sinh hoạt tinh thần như những người thợ dệt kiêm dân cày ở bên cạnh họ. Họ cầy cấy
trên mảnh đất của mình hoàn toàn theo lối thô sơ cũ của ông cha họ và chống lại mọi điều
mới mẻ với sự ngoan cố vốn có của những người nô lệ của tập quán trải qua bao nhiêu đời
kiếp vẫn không thay đổi. Trong số đó cũng có nhiều người tá điền nhỏ, nhưng không phải tá
điền theo nghĩa hiện nay, mà là những người hoặc do một khế ước thuê đất kế thừa, hoặc do
một tục lệ lâu đời nào đó mà được cha ông truyền lại cho mảnh đất trên ấy họ lập nghiệp
vững vàng như là đất của chính mình. Ngay khi những người lao động công nghiệp bỏ không
làm nghề nông nữa thì nhiều ruộng đất bỏ không và một giai cấp gồm những tá điền lớn đến
lập nghiệp trên những ruộng đất ấy; họ thuê hàng năm chục, một trăm, hai trăm a-cơ-rơ hay
hơn nữa; họ là những tenanst-at-will (tức là những tá điền mà hàng năm có thể bị người ta từ
chối không cho thuê ruộng đất) và hiện nay họ biết tăng thêm thu nhập của đất đai đó bằng
cách canh tác tốt hơn và kinh doanh theo quy mô lớn hơn. Họ có thể bán sản phẩm rẻ hơn I-
ô-men nhỏ và người này cuối cùng chỉ còn có cách là đem bán mảnh ruộng vườn không đủ
nuôi sống mình nữa và mua một cái máy sợi gien-ny hay một cái khung cửi, hoặc là đi làm
thuê cho người tá điền lớn, với tư cách là người làm công nhật, người vô sản nông thôn. Với
tính lạc hậu bẩm sinh và phương pháp làm ruộng cẩu thả do cha ông truyền lại mà anh ta
không thể khắc phục được thì anh ta không còn có con đường nào khác, một khi anh ta bắt
buộc phải cạnh tranh với những người biết canh tác đất đai một cách hợp lý hơn và có mọi
thuận lợi do nền kinh doanh lớn và do bỏ vốn để cải tạo chất đất đem lại.

Nhưng sự phát triển của công nghiệp không phải chỉ dừng lại

ở đây. Một vài nhà tư bản bắt đầu đặt những máy sợi gien-ny vào những ngôi nhà lớn và
dùng sức nước cho máy chạy, như vậy họ có thể rút bớt số công nhân và bán sợi với giá rẻ
hơn những người kéo sợi cá thể còn phải quay máy bằng tay. Người ta luôn luôn tìm cách cải
tiến cấu tạo của máy sợi gien-ny, đến nỗi chiếc máy lúc nào cũng có thể trở thành cổ lỗ, cần
phải cải tiến hoặc thay máy mới, và nếu như nhà tư bản còn có thể đứng vững được bằng
cách dùng sức nước để chạy cả những máy cũ, thì đối với anh thợ kéo sợi cá thể điều đó lại
không thể được theo với thời gian. Nếu như đó mà chế độ công xưởng đặt được cơ sở thì nhờ
cái máy sợi con do anh thợ cạo Ri-sác Ác-crai-tơPre-xtơn Bắc Lan-kê-sia phát minh năm
1767, chế độ ấy lại mở rộng thêm. Cái máy này, mà ở Đức thường gọi là Kêttnstuhl, cùng với
máy hơi nước là phát minh về máy móc quan trọng nhất của thế kỷ XVIII. Ngay từ đầu, nó
đã được thiết kết trên cơ sở được chế tạo để chạy với động cơ và những nguyên lý hoàn toàn
mới. Năm 1785 Xa-miu-en Crơm-tơn Phớc-vút, tỉnh Lan-kê-sia đã kết hợp những đặc điểm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.