công nghiệp bông. Công nghiệp này đã hoàn toàn cách mạng hoá biến tỉnh ấy từ một bãi lầy
âm u, rất ít khai khẩn thành một địa phương náo nhiệt hoạt động sôi nổi; trong 80 năm làm
tăng dân số lên gấp mười lần, và, như là có chiếc gậy thần nó đã làm mọc lên những thành
phố khổng lồ như Li-vớc-pun và Man-se-xtơ, gồm đến 70 vạn dân, và các vụng ngoại ô: Bôn-
tơn (6 vạn dân), Rô-sđên (7 vạn rưởi dân), Ôn-đêm (5 vạn dân), Pre-xtơn (6 vạn dân), A-stơn
và Xtê-li-brít-giơ (4 vạn dân), và cả một loạt thành phố công xưởng khác. Lịch sử Nam Lan-
kê-sia đã được chứng kiến những điều kỳ diệu nhất của thời hiện đại, dù cho không thích nói
tới, và những điều kỳ diệu ấy chính là do công nghiệp bông đã tạo nên. Ngoài ra, Gla-xgô ở
xứ Xcốt-len là trung tâm của khu vực bông thứ hai gồm tỉnh La-nác-sia và tỉnh Ren-phriu-
sia và ở đây cũng vậy, dân số thành phố chủ yếu này từ khi bắt đầu có ngành công nghiệp ấy
cho đến nay đã tăng từ 3 vạn lên 30 vạn. Nghề dệt kim bít tất ở Nốt-tinh-hêm và Đớc-bi, do
việc hạ giá sợi, cũng đã được đẩy lên một bước mới, và một bước thứ hai do sự cải tiến máy
dệt kim khiến từ nay trên một
máy có thể đồng thời dệt hai chiếc bít tất. Nghề làm đăng ten cũng trở thành một ngành công
nghiệp quan trọng từ năm 1777 là năm phát minh được máy dệt tuyn; ít lâu sau, Lin-đli phát
minh máy làm đăng ten và sau đó, năm 1809, Hít-cớt phát minh máy ống sợi. Công việc làm
đăng ten nhờ đó được đơn giản hoá rất nhiều, và do giá hạ, sự tiêu dùng đăng ten tăng lên rất
nhiều đến nỗi hiện nay có tới ít ra là 20 vạn người sống nhờ ngành này. Nhưng trung tâm chủ
yếu của công nghiệp ấy là Nốt-tinh-hêm, Lê-xtơ và ở miền Tây nước Anh (Uyn-tsia, Đê-vơn-
sia, v.v.). những ngành phụ thuộc vào công nghiệp bông, như ngành tẩy trắng, ngành nhuộm,
ngành in hoa, cũng phát triển như vậy. Nhờ dùng clo thay cho ôxy trong việc tẩy trắng, nhờ
sự tiến bộ nhanh chóng của ngành hoá học có ảnh hưởng đến ngành nhuộm và in hoa, và nhờ
một loạt phát minh rực rỡ nhất trong lĩnh vực máy móc thúc đẩy sự phát triển của ngành in
hoa, những ngành này đã được sự thúc đẩy, sự thúc đẩy này cộng với sự mở rộng nhu cầu do
sự phát triển của nghề sản xuất sợi bông gây nên, làm cho những ngành công nghiệp ấy đạt
đến mức thịnh vượng chưa từng thấy.
Trong nghề làm len, cũng có hoạt động tương tự; trước kia đó là ngành chủ yếu của công
nghiệp Anh, nhưng sản phẩm những năm đầu so với ngày nay thật không đáng kể. Năm
1782, do thiếu công nhân, số lông cừu thu hoạch trong ba năm trước vẫn chưa được chế biến,
và nhất định vẫn còn để đó nếu không có sự viện trợ của máy móc mới phát minh để kéo len
thành sợi. Việc dùng các máy móc ấy để kéo sợi len tiến hành có kết quả tốt. Từ đó ở các khu
chế biến len cũng bắt đầu có sự tiến triển nhanh chóng như ở các khu bông vải sợi. Năm
1738 ở khu vực phía tây Y-oóc-sia dệt được 7 vạn rưởi tấm vải len nhưng năm 1817 thì dệt
được 49 vạn tấm; và công nghiệp len phát triển nhanh chóng đến nỗi ngay năm 1834 đã xuất
khẩu nhiều hơn năm 1825 tới 45 vạn tấn. Năm 1801, người ta làm được 101 triệu pao (trong
đó có 7 triệu nhập
khẩu); năm 1835 thì làm 180 triệu pao (trong đó có 42 triệu nhập khẩu). Trung tâm chính của
nền công nghiệp ấy là khu vực phía tây Y-oóc-sia; ở đây len dài xơ được chế biến làm len
đan v.v., đặc biệt là ở Brát-phoóc, còn len ngắn xơ được chế biến làm loại sợi săn và để dệt