dạ thì làm ở các thành phố khác: Lít-xơ, Ha-li-phắc, Hát-đơ-xphin, v.v., rồi đến một phần của
Lan-kê-sia tiếp giáp với Y-oóc-sia, vùng lân cận Rô-sđên là nơi mà ngoài việc làm các sản
phẩm bằng bông, người ta còn dệt nhiều hàng nỉ mỏng, và sau hết miền Tây nước Anh là nơi
sản xuất những hàng dạ tinh xảo nhất. Ở đây, dân số cũng tăng một cách rất đáng chú ý:
Năm 1801
Năm 1831
Brát-phoóc
29 000 người
77 000 người
Ha-li-phắc
63 000 -
110 000 -
Hát-đơ-xphin
15 000 -
34 000 -
Lít-xơ
53 000 -
123 000 -
và toàn khu vực
phía tây
Y-oóc-sia
564 000 -
980 000 -
Số dân ấy, từ 1831 đến nay còn tăng lên ít ra là 20 đến 25 %. Năm 1835, trong toàn Vương
quốc liên hợp có 1 313 xưởng máy kéo sợi len với 71 300 công nhân; nhưng số ấy chỉ mới là
một phần nhỏ trong con số đông đảo những người trực tiếp hoặc gián tiếp sống bằng nghề
làm len, và hầu như hoàn toàn không kể những thợ dệt len.
Trong ngành công nghiệp lanh, sự tiến bộ có muộn hơn vì tính chất tự nhiên của thứ
nguyên liệu này làm cho rất khó ứng dụng các máy kéo sợi. Thực ra thì ngay từ những năm
cuối thế kỷ XVIII ở Xcốt-len đã có thử làm việc ấy, nhưng mãi đến năm 1810, người Pháp là
Gi-ra mới thực hiện thành công trên thực tế việc kéo sợi lanh bằng máy. Song những máy
của Gi-ra chỉ chiếm được vị trí
quan trọng xứng đáng trên đất Anh sau khi đã cải tiến ở Anh và được áp dụng một cách rộng
rãi ở Lít-xơ, Đơn-đi và Ben-phát. Từ đó, công nghiệp lanh ở Anh mới bắt đầu phát triển
nhanh chóng. Năm 1814, ở Đơn-đi nhập khẩu 3 000 tấn
1*
lanh, năm 1833 19 000 tấn lanh
và 3 400 tấn gai. Vải gai xứ Ai-rơ-len xuất cảng sang Anh tăng từ 32 triệu i-ác (năm 1800)
lên 53 triệu (năm 1825) mà phần lớn lại đem xuất khẩu một lần nữa; việc xuất khẩu vải lanh
của Anh và Xcốt-len tăng từ 24 triệu i-ác (năm 1820) lên 51 triệu (năm 1833). Số xưởng máy