trọng quyền sở hữu, - đó là những tội chính mà người tư sản buộc cho công nhân. Công nhân
uống rượu nhiều là điều hoàn toàn tự nhiên. Viên tỉnh trưởng A-li-xơn đã xác nhận rằng ở
Gla-xgô mỗi tối thứ bảy, có trên ba vạn công nhân say rượu và con số ấy chắc không phải là
phóng đại; cũng ở thành phố đó, trong năm 1830 cứ mười hai nhà, và trong năm 1840, cứ
mười nhà có một quán rượu; ở Xcốt-len năm 1823 đã đánh thuế tiêu thụ vào 2 300 000 ga-
lông rượu, và năm 1837 vào 6 620 000 ga-lông; ở Anh năm 1823 vào 1 976 000 ga-lông và
năm 1837 vào 7 875 000 ga-lông
1)
. Đạo luật
về rượu bia ban hành năm 1830 đã làm cho những quán gọi là jerry-shop bán rượu bia uống
tại chỗ, dễ dàng mọc lên khắp nơi; cũng làm cho nạn say rượu lan rộng ra thêm, bởi vì gần
như tại cổng mỗi nhà đều có quán bán rượu. Hầu như ở phố nào cũng có vài quán bán rượu
bia như vậy, và ở ngoại ô, nơi nào có hai ba nhà liền nhau thì chắc chắn có một nhà là jerry-
shop. Ngoài ra còn có nhiều hush-shops, tức là những quán bán rượu bí mật, lén lút bán
không có giấy phép, và ở ngay trung tâm các thành phố lớn, trong các khu phố hẻo lánh, ít
khi bị cảnh sát kiểm soát, có nhiều nơi cất trộm rượu mạnh, sản xuất rất nhiều rượu. Ga-xken,
trong tác phẩm dẫn ở trên, đã ước tính là riêng ở Man-se-xtơ có tới trên một trăm nơi cất
rượu mạnh như vậy sản xuất hàng năm ít ra là 156 000 ga-lông. Ngoài ra, ở Man-se-xtơ còn
có trên một nghìn quán rượu, như vậy thì, tính theo tỷ lệ với số nhà cửa, ít ra cũng bằng ở
Gla-xgô. Trong tất cả các thành phố lớn khác, tình hình cũng y như vậy. Chưa nói gì đến
những hậu quả thường thấy của tệ nghiện rượu, nếu chỉ chú ý đến một điều là ở những nơi
đó, đàn ông, đàn bà đủ mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ con, thường có cả những bà mẹ bồng
con, tiếp xúc với những nạn nhân sa đọa nhất của chế độ tư sản - bọn kẻ cắp, bịp bợm, gái
điếm -, nếu chỉ nhớ lại nhiều bà mẹ cho trẻ thơ còn bồng trên tay uống rượu thì chắc cũng
chẳng có ai chối cãi là các nơi đó đã làm bại hoại đạo đức những khách hàng của nó. Nhất là
tối thứ bảy, lương đã lĩnh rồi, tan tầm cũng sớm hơn ngày thường một chút, toàn thể giai cấp
công nhân từ các khu nhà ổ chuột của họ đã đổ ra các phố chính, thì có thể nhìn thấy tất cả
cái thô bạo của tệ nghiện rượu. Ở Man-se-xtơ những tối đó, ít khi tôi ra đường mà lại không
gặp rất nhiều người say rượu đi chệnh choạng hoặc ngã gục trong các rãnh nước. Tối chủ
nhật, cảnh tượng giống như vậy là thường diễn ra, chỉ có khác là bớt ầm ĩ hơn. Và khi đã tiêu
hết tiền, người nghiện rượu chạy tới nhà cầm đồ gần nhất - mỗi thành phố lớn đều có nhiều
nhà cầm đồ như vậy, ở Man-se-xtơ có tới trên sáu
mươi nhà, và riêng một phố ở Xôn-phoóc (phố Se-pen) đã có từ mười đến mười hai nhà -
cầm cố tất cả những gì còn lại. Đồ đạc, quần áo ngày lễ nếu có, bát đĩa, cứ đến thứ bảy là một
số lượng lớn những thứ đó được chuộc lại để rồi, trước ngày thứ tư sau, hầu hết lại trở lại
đấy, cho tới lúc xảy ra chuyện bất ngờ nào đó làm cho người nghiện rượu không thể chuộc lại
được nữa và hết vật này tới vật khác rơi vào tay người cho vay nặng lãi hoặc cho tới lúc
người cầm đồ không còn chịu bỏ một đồng nào để cầm những đồ cũ nát, vô dụng. Người nào
đã chính mắt mình nhìn thấy tệ nghiện rượu lan tràn trong công nhân Anh, thì sẽ dễ tin lời