C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 358

đi vào con đường hoàn toàn khác với con đường mà hiện nay nó đang đi, cho nên đạo luật ấy
là một sự tiến bộ.

Bây giờ chúng ta hãy xem một mặt khác của chế độ công xưởng mà những hậu quả của nó

khó khắc phục bằng những biện pháp pháp luật hơn những bệnh tật mà chế độ ấy gây ra.
Chúng ta đã nói chung về tính chất của lao động công xưởng, hơn nữa, đã nói khá tỉ mỉ để có
thể từ đó rút ra những kết luận rộng rãi hơn. Trông coi máy, nối sợi đứt - tất cả những việc đó
không đòi hỏi đến trí óc của người công nhân, nhưng đồng thời nó cũng có đặc điểm là cản
trở họ suy nghĩ đến những việc khác. Chúng ta còn thấy thứ lao động ấy không cần đến sự
gắng sức của các bắp thịt và không cho phép tự do hoạt động thể lực. Cho nên đó không phải
là một thứ lao động chân chính, đó là một hành động đơn điệu nguy hại nhất và làm cho
người ta mệt mỏi nhất trên đời. Nhưng công nhân công xưởng bị bắt buộc phải để cho toàn
bộ thể lực và trí lực của mình tiêu phí trong hành động đơn điệu ấy; số phận của anh ta là
phải chịu để cho sự buồn chán hành hạ suốt ngày, từ năm anh ta lên tám tuổi. Ngoài ra, anh ta
không được lơ đễnh một phút nào: máy hơi nước chạy cả ngày; bánh xe, dây cu-roa và cọc
sợi suốt ngày kêu rầm rầm bên tai, nếu chỉ nghỉ một tí là tên đốc công cầm sổ phạt đã xuất
hiện ngay lập tức ở sau lưng. Cái hình phạt khắc nghiệt tự chôn sống trong công

xưởng, bất cứ lúc nào cũng phải liên tục theo dõi cái máy làm việc không biết mệt mỏi ấy, là
một thứ khổ hình tàn khốc nhất đối với người công nhân. Loại hình phạt ấy làm cho người
công nhân suy nhược và ngu muội nhất về thể xác cũng như về tinh thần. Quả thật khó nghĩ
được một cách nào khác có thể làm cho người ta ngu muội hơn là lao động ở công xưởng, và
nếu như người công nhân công xưởng không những giữ được lý trí của mình, mà còn làm
cho nó phát triển hơn người khác, thì đó chỉ vì họ đã đứng dậy chống lại vận mệnh của mình,
chống lại giai cấp tư sản; - đó là tình cảm duy nhất và tư tưởng duy nhất mà họ còn giữ được
trong thời gian lao động. Nếu sự phẫn nộ của người công nhân đối với giai cấp tư sản còn
chưa trở thành tình cảm mạnh nhất, thì anh ta ắt sẽ uống rượu và nói chung sẽ làm những
việc mà người ta quen gọi là truỵ lạc. Theo ý kiến của uỷ viên tiểu ban chính thức là bác sĩ
Hô-ki-xơ, thì riêng thể lực suy yếu và những bệnh tật do chế độ công xưởng gây ra đã đủ làm
cho người công nhân không thể tránh khỏi truỵ lạc. Vả lại truỵ lạc phải là tất yếu khi mà
thêm vào đó còn có sự suy nhược về tinh thần và tất cả những điều kiện làm cho từng người
công nhân bị truỵ lạc mà chúng ta đã nói đến ở trên! Cho nên không có gì lạ khi chính ở
những thành phố công xưởng, thói uống rượu và tình dục thái quá đã đạt đến quy mô mà tôi
đã mô tả trên kia

136

1)

Sau nữa, xiềng xích nô lệ mà giai cấp tư sản dùng để trói buộc giai cấp vô sản thì bất luận

ở đâu cũng không lộ rõ bằng trong chế độ công xưởng. Ở đây, tất cả mọi tự do về mặt pháp
luật cũng như về mặt thực tế đều không còn nữa. Người công nhân phải đến công xưởng buổi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.