thực tế chỉ là mười giờ, nếu không tính giờ nghỉ. Nhưng nội các không đồng ý như vậy. Ngài
Giêm-xơ Grê-hêm liền lấy việc nội các từ chức để đe doạ, và trong lần biểu quyết sau về một
điều khoản của dự luật, Hạ nghị viện với đa số rất nhỏ, đã bác cả ngày lao động mười giờ lẫn
ngày lao động mười hai giờ! Sau đó, Grê-hêm và Pin tuyên bố rằng hai ông sẽ đưa ra một dự
luật mới, và nếu lại không được thông qua, thì hai ông sẽ từ chức. Bản dự luật mới ấy vốn là
bản dự luật mười hai giờ cũ, chẳng qua chỉ sửa đổi hình thức một chút mà thôi, nhưng cũng
vẫn cái Hạ nghị viện ấy hồi tháng Ba đã bác những điểm chủ yếu của đạo luật, thì bây giờ,
vào tháng Năm lại thông qua đạo luật ấy với nguyên văn không thay đổi tí gì! Nguyên nhân
của việc ấy là đa số những
người ủng hộ đạo luật mười giờ đều thuộc đảng To-ri, họ thà chịu để đạo luật đổ chứ không
muốn nội các đổ. Nhưng, vô luận vì nguyên nhân gì, việc biểu quyết hai lần trước sau mâu
thuẫn ấy của Hạ nghị viện cũng vẫn làm cho nó mất hết uy tín với toàn thể công nhân, và làm
cho chủ trương cần phải cải tổ hạ nghị viện của phái Hiến chương được chứng minh rõ rệt.
Ba hạ nghị sĩ, trước kia bỏ phiếu phản đối nội các, bây giờ lại bỏ phiếu ủng hộ, do đó đã cứu
vãn được nội các. Trong tất cả mọi lần bỏ phiếu, số đông phái đối lập đều bỏ phiếu ủng hộ
nội các, còn những người thuộc đảng cầm quyền thì lại bỏ phiếu phản đối nội các
1)
. Như
vậy, đề nghị của Grê-hêm về hai loại công nhân lao động 6 giờ rưỡi và 12 giờ đã có hiệu lực
pháp luật, nhờ đó và đồng thời cũng nhờ những hạn chế về sự giữ công nhân ở lại làm thêm
để bù vào những trường hợp mất thì giờ (trong trường hợp hỏng máy, hoặc vì nước đóng
băng, hay vì hạn hán mà sức nước không đủ) và một số hạn chế không quan trọng khác, mà
hầu như không thể kéo dài được ngày lao động quá 12 giờ. Không còn nghi ngờ rằng trong
một thời gian ngắn nữa, dự luật mười giờ sẽ được thông qua. Đương nhiên hầu hết các chủ
xưởng đều phản đối nó, chưa chắc tìm được trong họ được đến mười người tán thành; họ
dùng đủ mọi thủ đoạn chính đáng và không chính đáng để chống lại đạo luật mà họ ghét cay
ghét đắng ấy, nhưng điều đó chẳng giúp ích gì cho họ mà chỉ càng khơi sâu thêm lòng căm
thù của công nhân đối với họ. Mặc dù thế nào, đạo luật ấy vẫn sẽ được thông qua. Công nhân
muốn cái gì thì họ có thể giành được cái ấy, và mùa xuân năm ngoái họ đã tỏ ra rằng họ thực
sự muốn có dự luật mười giờ. Những luận cứ về kinh tế chính trị học của chủ xưởng là "luật
mười giờ sẽ làm tăng chi phí sản xuất, do đó
công nghiệp Anh sẽ không đủ sức chống lại sự cạnh tranh của nước ngoài, vì vậy, tiền lương
nhất định sẽ phải hạ xuống, v.v. đương nhiên, những luận cứ ấy đúng một nửa, nhưng điều đó
chỉ chứng minh rằng uy lực của công nghiệp Anh chỉ có thể giữ vững được bằng cách dựa
vào sự đối đãi dã man với công nhân, đưa vào sự huỷ hoại sức khoẻ, khinh thường sự phát
triển của cả nhiều thế hệ về các mặt xã hội, thể chất và tinh thần. Đành rằng nếu vấn đề
không đi xa hơn dự luật mười giờ thì nước Anh sẽ có nguy cơ bị phá sản; nhưng đạo luật ấy
tất sẽ kéo theo những biện pháp khác và những biện pháp này nhất định sẽ làm cho nước Anh