bớt lộ liễu. Mặc dù như vậy, vẫn có thể tìm thấy trong bản báo cáo đủ chứng cớ nói lên rằng
ngay cả trong những công xưởng và ở những công nhân nào mỗi ngày làm việc 12 giờ, nhiều
nhất là 13 giờ, theo quy định của đạo luật của ngài Gi.C.Hốp-hau-dơ, cũng vẫn luôn luôn
xuất hiện những chứng bệnh không đến nỗi nặng lắm như: sưng phù chân, suy yếu và đau ở
chân, ở hông và cột sống, giãn tĩnh mạch, lở loét ở các chi, toàn thân suy nhược, đặc biệt là
suy nhược đường ruột, nôn oẹ, ăn không ngon miệng, có khi lại đói cồn cào, tiêu hoá không
tốt, chứng ưu uất, cùng các bệnh phổi do bụi bậm và không khí xấu của công xưởng gây nên,
v.v. và v.v.. Về mặt này, nên chú ý đặc biệt đến những bản báo cáo về công xưởng ở Gla-xgô
và Man-se-xtơ. Những chứng bệnh ấy vẫn hãy còn sau khi thi hành đạo luật năm 1834, và
đến bây giờ chúng vẫn còn tiếp tục phá hoại sức khoẻ của giai cấp công nhân. Điều người ta
quan tâm chỉ là làm cho tính tham lợi nhuận một cách thô bỉ của giai cấp tư sản được khoác
một hình thức văn minh giả nhân giả nghĩa, làm cho chủ xưởng do bị đạo luật ấy hạn chế mà
không làm được những việc đê mạt quá lộ liễu, để giúp cho họ càng có nhiều lý do lừa bịp
hơn, và vỗ ngực tự phụ về cái chủ nghĩa nhân đạo giả dối của họ - chỉ có thế thôi! Nếu ngày
nay lại cử một tiểu ban mới để điều tra về công xưởng thì tiểu ban
ấy sẽ thấy tình hình phần lớn vẫn như xưa. Còn việc cưỡng bức đi học mà đạo luật đề ra
không có chuẩn bị gì trước, thì chưa có tác dụng gì, vì chính phủ không đồng thời nghĩ cách
xây dựng những nhà trường tốt. Bọn chủ xưởng đã thuê một số công nhân mất năng lực lao
động để giữ trẻ mỗi ngày hai tiếng đồng hồ, cho như vậy là đã theo đúng pháp luật, những trẻ
không học được gì hết. Ngay đến cả những báo cáo của các thanh tra công xưởng, - dù họ chỉ
tự hạn chế ở chỗ thi hành trực tiếp phận sự của họ, tức là kiểm tra xem chủ xưởng có tuân
theo đạo luật về công xưởng không, - cũng đưa ra nhiều tài liệu đủ chứng minh rằng những tệ
hại trên kia vẫn tiếp tục tồn tại không thể tránh được. Các viên thanh tra Hoóc-nơ và Xan-
đớc, trong những bản báo cáo tháng Mười và tháng Chạp 1843 của họ, có nói rằng ở trong
các ngành có thể không dùng trẻ con hoặc có thể thay chúng bằng những người lớn thất
nghiệp, nhiều chủ xưởng vẫn bắt công nhân làm việc mỗi ngày 14-16 giờ, thậm chí nhiều
hơn. Ở những nơi ấy, người ta gặp rất nhiều những người vừa mới vượt quá tuổi được pháp
luật bảo hộ. Nhiều chủ xưởng khác thì có ý vi phạm đạo luật, họ rút ngắn giờ nghỉ, bắt trẻ
con làm việc quá thời gian pháp luật cho phép, sẵn sàng ra toà án chịu phạt, vì họ có bị phạt
cũng chẳng thấm gì, so với món lợi mà họ thu được do vi phạm pháp luật. Nhất là hiện nay,
trong lúc đang kinh doanh tốt, thì chủ xưởng lại càng bị cám dỗ mạnh.
Nhưng việc cổ động cho dự luật mười giờ trong công nhân không dừng lại. Năm 1839,
việc tuyên truyền ấy lại sôi nổi lên, khi lên thay Xát-lơ đã quá cố ở hạ nghị viện là huân tước
Ê-sli và ở ngoài nghị viện là Ri-sác Ô-xtơ-lơ, cả hai người này đều thuộc đảng To-ri. Nhất là
Ô-xtơ-lơ luôn cổ động trong những khu công nhân, và đã nổi tiếng ngay từ khi Xát-lơ còn
sống, và đã trở thành người được công nhân đặc biệt yêu mến. Họ vẫn gọi ông là "ông vua
già tốt bụng" của họ, "ông vua của trẻ con công xưởng"; ở trong tất cả các khu công xưởng,
không có đứa trẻ con nào là