tuân theo đạo luật ấy, nhưng ở đó cũng có không ít chủ xưởng, noi gương những chủ xưởng ở
nông thôn, hoàn toàn không đếm xỉa gì đến đạo luật ấy. Bây giờ trong công nhân trẻ đã lan
tràn phong trào đòi hỏi một dự luật mười giờ, tức là một đạo luật quy định thời gian lao động
của công nhân trẻ dưới 18 tuổi mỗi ngày không được vượt quá 10 giờ. Các công liên đã
tuyên truyền làm cho yêu cầu ấy trở thành yêu cầu phổ biến của toàn thể cư dân công xưởng,
còn phái bác ái của đảng To-ri bấy giờ do Mi-sen Xát-lơ cầm đầu đã nắm lấy kế hoạch ấy và
đưa ra thảo luận ở nghị viện, Xát -lơ đã đạt được mục đích là cử một tiểu ban nghị viện để
điều tra về chế độ công xưởng, và tiểu ban này đã trình bản báo cáo trong kỳ họp nghị viện
năm 1832. Đó là một bản báo cáo có sự thiên vị nhất định do những kẻ thù công khai của chế
độ công xưởng thảo ra để phục vụ lợi ích đảng phái. Xát-lơ đã để cho nhiệt tình cao quý của
ông dẫn đến những điều khẳng định không có căn cứ và không xác thực; do cách đặt vấn đề
của ông, ông đã rút ra ở những người làm chứng những câu trả lời dù không phải là giả dối
nhưng cũng đã xuyên tạc và bóp méo sự thật. Các chủ xưởng hoảng sợ vì bản báo cáo đã mô
tả họ như những con ác quỷ, liền tự động thỉnh cầu các nhà chức trách tiến hành điều tra
chính thức; họ hiểu rằng một bản báo cáo chân thực, bấy giờ chỉ có lợi cho họ, họ biết rằng
những người đang cầm quyền là những người thuộc đảng Vích, vốn có xu hướng thân thiện
với họ, là những người tư sản thực thụ và nguyên tắc là phản đối sự hạn chế công nghiệp.
Quả nhiên, họ đã đạt mục đích là thành lập một tiểu ban hoàn toàn gồm có những người tư
sản tự do, và báo cáo của tiểu ban này chính là báo cáo mà tôi thường trích dẫn. Bản báo cáo
ấy gần với sự thật hơn bản báo cáo của tiểu ban Xát-lơ một chút, nhưng nó lại xa rời tình
hình chân thực theo chiều hướng đối lập. Trang nào cũng biểu lộ sự đồng tình với chủ xưởng,
sự ngờ vực đối với bản báo cáo của Xát-lơ, thù hằn với những hành động độc lập của công
nhân và những người ủng hộ dự luật mười giờ. Trong
bản báo cáo ấy, không có một chỗ nào thừa nhận công nhân có quyền sống một đời sống của
con người, có quyền hoạt động độc lập, và có kiến giải riêng của mình. Bản báo cáo ấy chê
trách công nhân rằng trong khi cổ động cho dự luật mười giờ, họ không những chỉ nghĩ đến
con em họ, mà còn nghĩ đến cả bản thân họ; báo cáo ấy gọi những người công nhân tuyên
truyền là những kẻ mị dân, là những người nham hiểm, có ác ý v.v., nói tóm lại, tất cả mọi sự
đồng tình của bản báo cáo ấy đều hướng về phía giai cấp tư sản. Nhưng bản báo cáo ấy vẫn
không rửa sạch tội được cho bọn chủ xưởng; nó cũng phải thú nhận rằng những việc xấu xa
do chủ xưởng chịu trách nhiệm vẫn còn rất nhiều, thậm chí xem bản báo cáo ấy thì thấy rằng
việc cổ động cho dự luật mười giờ, sự oán hận của công nhân đối với chủ xưởng, và những
lời lẽ thoá mạ nặng nề nhất của tiểu ban Xát-lơ đối với chủ xưởng đều là hoàn toàn chính
đáng. Toàn bộ sự khác nhau là bản báo cáo của Xát-lơ thì lên án bọn chủ xưởng về những
hành động tàn khốc công khai, không che đậy, còn bản báo cáo này thì lại cho thấy rằng
những hành động tàn khốc ấy phần nhiều được che đậy dưới mặt nạ thông minh và nhân đạo.
Ví dụ bác sĩ Hô-kin-xơ, người thầy thuốc được tiểu ban giao cho đi điều tra ở Lan-kê-sia, đã
tuyên bố kiên quyết ủng hộ dự luật mười giờ ngay từ mấy dòng đầu tiên của bản báo cáo của
ông! Uỷ viên Ma-kin-tô-sơ cũng tuyên bố rằng bản báo cáo của ông chưa nói hết tình hình