các em mới làm việc được năm - sáu giờ, chứ không phải là vào buổi chiều !). Còn như về
sức khoẻ của công nhân thì tay tư sản ấy, vì muốn chứng minh rằng tình hình rất tốt, nên đã
hết sức trâng tráo dẫn ra bản báo cáo năm 1833 mà tôi đã dẫn chứng và trích nhiều lần. Ông
ta mưu toan trích dẫn mấy câu cắt xén để chứng minh rằng trong công nhân không có một tí
vết tích của bệnh tràng nhạc, rằng chế độ công xưởng làm cho công nhân tránh khỏi các loại
bệnh cấp tính (điều đó hoàn toàn đúng, nhưng chế độ công xưởng đồng thời cũng đưa lại cho
công nhân các loại bệnh kinh niên, về điểm này đương nhiên là tác giả tuyệt đối không nói
đến). Muốn hiểu xem ngài I-u-rơ đáng kính ấy của chúng ta đã nói láo toét một cách vô liêm
sỉ với công chúng Anh như thế nào, thì nên biết rằng bản báo cáo gồm tất cả ba quyển dày
khổ lớn, và một người tư sản Anh bụng phệ thì không bao giờ nghĩ đến việc nghiên cứu cẩn
thận bản báo cáo ấy. Chúng ta hãy nghe ý kiến của ông ta đối với đạo luật về công xưởng do
phái tư sản tự do công bố năm 1833, và sau đây chúng ta sẽ thấy rằng đạo luật chỉ bắt chủ
xưởng chịu những hạn chế cần thiết nhất. Thế mà đối với ông ta thì đạo luật ấy, nhất là về
giáo dục cưỡng bách ở trường, lại là một biện pháp phi lý và độc đoán dùng để đối phó với
chủ xưởng. Đạo luật ấy đã đuổi tất cả trẻ con dưới 12 tuổi ra đường phố, và ông I-u-rơ
hỏi kết quả là gì ? Bị gạt khỏi những công việc nhẹ nhàng và bổ ích, các em bây giờ không
được tiếp thụ một sự giáo dục nào; bị đuổi từ gian xưởng kéo sợi ấm áp ra ngoài thế giới
lạnh giá, chúng chỉ sống được là nhờ ăn xin và ăn cắp; theo I-u-rơ thì lối sống này thực là bi
thảm tương phản với tình hình không ngừng cải thiện của chúng ở công xưởng và ở trường
ngày chủ nhật! I-u-rơ than phiền là đạo luật ấy, dưới mặt nạ tự nhiên, làm tăng thêm nỗi đau
khổ của người nghèo, và làm cho công việc hữu ích của những chủ xưởng có lương tâm, nếu
không hoàn toàn đình đốn, thì cũng gặp rất nhiều trở ngại (tr. 404, 406 và các tr. sau).
Những tác dụng tai hại của chế độ công xưởng từ lâu đã được mọi người chú ý. Chúng tôi
đã nói đến đạo luật về thợ học việc năm 1802. Sau đó, vào khoảng năm 1817, một chủ xưởng
ở Niu-La-nác-cơ (Xcốt-len) là Rô-bớt Ô-oen - sau này trở thành người sáng lập ra chủ nghĩa
xã hội Anh - đã bắt đầu gửi những đơn thỉnh nguyện và những bản điều trần, khuyên chính
phủ phải dùng pháp luật mà bảo hộ sức khoẻ cho công nhân, đặc biệt cho trẻ con. Ngài Rô-
bớt Pin đã quá cố và nhiều nhà từ thiện khác đã tán thành ông và đã kế tiếp nhau đòi chính
phủ thông qua những đạo luật về công xưởng năm 1819, 1825 và 1831; hai đạo luật trước
căn bản không được người nào tuân theo
108
, còn đạo luật sau cùng chỉ được người ta tuân
theo một phần mà thôi. Đạo luật được thông qua năm 1831 căn cứ vào đề nghị của ngài
Gi.C.Hốp-hau-dơ đã cấm các xưởng sợi bông dùng công nhân dưới 21 tuổi làm việc đêm từ
bảy giờ rưỡi tối đến năm giờ rưỡi sáng, ngoài ra còn quy định rằng trong bất cứ công xưởng
nào, thời gian làm việc của công nhân dưới 18 tuổi mỗi ngày không được vượt quá 12 giờ,
thứ bảy không được vượt quá 9 giờ. Nhưng công nhân không dám ra mặt làm chứng chống
lại chủ của mình để tránh nguy cơ bị sa thải, cho nên đạo luật ấy không phục vụ công nhân
được bao nhiêu. Trong những thành phố lớn, công nhân ít khó bảo hơn, thì các chủ xưởng
lớn nhất cùng nhau quyết định