Thế là công nhân lại còn phải chịu thêm sự chế nhạo của viên thẩm phán hoà giải mà
chính bản thân hắn cũng thuộc giai cấp tư sản, và chịu sự chế giễu của pháp luật, cũng do
giai cấp tư sản đặt ra. Nhưng việc kết án như vậy của toà án là việc rất thường gặp. Tháng
Mười 1844, công nhân công xưởng Ken-nơ-đi ở Man-se-xtơ đã bãi công. Chủ xưởng liền
kiện họ, vin vào một quy chế đã niêm yết trong công xưởng: không cho phép hai người công
nhân trở lên, trong cùng một phân xưởng, đồng thời bỏ công việc! Thẩm phán cho chủ xưởng
là làm đúng, và dùng câu nói dẫn ở trên kia để trả lời công nhân (báo "Manchester Guardian"
ngày 30 tháng Mười). Những quy chế của công xưởng thường như thế nào - các bạn hãy tự
phán đoán lấy: 1) cổng ra vào công xưởng đóng sau khi bắt đầu làm việc 10 phút, và không
người nào được vào xưởng nữa trước bữa ăn sáng; người nào vắng mặt trong thời gian ấy thì
cứ theo số máy người ấy trông coi mà phạt mỗi máy là 3 pen-ni; 2) trong thời gian khác,
người công nhân dệt (dệt bằng máy có động cơ), nếu vắng mặt trong lúc máy đang chạy thì
cứ theo số máy người ấy trông coi mà phạt mỗi máy, mỗi giờ 3 pen-ni; trong thời gian làm
việc, người nào tự tiện rời khỏi phân xưởng mà không được đốc công cho phép thì cũng bị
phạt 3 pen-ni; 3) người công nhân dệt không tự mình mang theo kéo thì bị phạt mỗi ngày 1
pen-ni; 4) tất cả mọi thứ như con thoi, bàn chải, bình dầu, bánh xe, kính cửa sổ, v.v. nếu bị
hỏng hay vỡ thì công nhân dệt phải đền; 5) công nhân dệt không được bỏ việc nếu không báo
trước một tuần; chủ xưởng có thể thải bất cứ người công nhân nào, vì làm việc không tốt
hoặc vì cư xử không đúng mà không phải báo trước; 6) người công nhân nào bị bắt quả tang
nói chuyện, hát hoặc huýt sáo miệng thì bị phạt 6 pen-ni; người nào trong lúc làm việc mà rời
khỏi chỗ của mình cũng phạt 6 pen-ni
1)
. - Tôi còn có trong tay một bản quy chế khác, theo
bản này thì người
nào đến chậm ba phút bị trừ mười lăm phút tiền công, còn đến chậm hai mươi phút bị trừ một
phần tư ngày công; người nào vắng mặt trước bữa ăn sáng, vào ngày thứ hai thì bị phạt 1 si-
linh, vào những ngày khác thì bị phạt 6 pen-ni v.v.. Đó là quy chế của xí nghiệp Phi-ních, phố
Giớc-xi ở Man-se-xtơ. - chắc có người nói rằng những loại quy chế ấy rất cần thiết để đảm
bảo cho các thao tác khác nhau có thể phối hợp tốt trong một công xưởng lớn có thiết bị đầy
đủ, rằng ở đây cũng như ở quân đội, thứ kỷ luật nghiêm ngặt đó là cần thiết. Thì cũng cứ cho
là thế, nhưng một chế độ xã hội mà không thể tồn tại được nếu không có sự thống trị bạo
ngược ô nhục ấy thì gọi là chế độ xã hội gì? Trong hai điều này phải chọn một: hoặc là lấy
mục đích để bào chữa cho thủ đoạn, hoặc là lấy sự ti tiện của thủ đoạn mà chứng minh rằng
mục đích là ti tiện. Phàm người đã đi lính đều biết mùi sống dưới kỷ luật quân sự là thế nào
dù chỉ trong một thời gian ngắn. Thế mà những người công nhân ấy, cả về tinh thần lẫn thể
xác, đã bắt buộc phải sống dưới ngọn roi từ năm nên chín tuổi cho đến tận lúc chết. Họ còn
nô lệ hơn những người da đen nước Mỹ, vì họ bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Thế mà người ta