C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 387

đáng thương ấy không được cởi quần áo, chỉ có thể tranh thủ thời gian ngả mình chốc lát trên
chiếc đệm; người ta
dọn thức ăn đã thái nhỏ để họ có thể nuốt cho thật nhanh. Tóm lại, những cô gái khốn khổ ấy
bắt buộc phải làm như nô lệ những công việc liên miên không ngớt dưới sự đe doạ của cái roi
tinh thần - vì sợ bị đuổi -, những công việc mà ngay một người đàn ông tráng kiện cũng
không chịu nổi, huống hồ là những cô gái yếu đuối tuổi từ 14 đến 20. Ngoài ra, do không khí
ngột ngạt trong xưởng làm việc và nơi ở, do phải thường xuyên ngồi còng lưng gập ngực, do
thức ăn không tốt, khó tiêu, nhưng chủ yếu là do thời gian lao động quá dài và thiếu không
khí trong sạch, sức khoẻ của các cô gái bị tàn phá ghê gớm. Không mấy chốc họ đã thấy mệt
mỏi, kiệt sức, suy nhược, ăn mất ngon, đau vai, đau lưng, đau thắt lưng, nhất là đau đầu; sau
đó là cột sống bị vẹo, hai vai nhô cao và biến dạng, gầy mòn, mắt sưng, chảy nước mắt và
nói chung nhức nhối, cận thị, ho, ngực lép, khó thở và mọi thứ bệnh phụ nữ. Trong nhiều
trường hợp, mắt bị tổn hại nặng nề đến mù hẳn; thị lực hoàn toàn bị phá hoại: nhưng nếu con
mắt còn giữ được đủ để có thể tiếp tục làm việc, thì bệnh lao phổi cũng sẽ kết thúc cuộc đời
bi thảm, ngắn ngủi của những cô thợ làm hàng thời trang ấy. Đến cả những người đã rời bỏ
được công việc ấy tương đối sớm, thường cũng không bao giờ khôi phục được hoàn toàn sức
khoẻ đã mất; họ đau ốm luôn, nhất là sau khi lấy chồng, và sinh ra những đứa con cũng ốm
yếu. Tất cả những thầy thuốc mà Tiểu ban điều tra về lao động trẻ em đã hỏi, đều nhất trí cho
rằng thật khó tưởng tượng nổi một cách sống nào khác có thể làm tổn hại sức khoẻ và làm
cho người ta chết sớm như cuộc sống của những cô làm hàng thời trang.

Những cô thợ may ở Luân Đôn, nói chung, cũng bị bóc lột tàn khốc như thế, nhưng chỉ ít

trực tiếp hơn mà thôi. Công việc của những cô gái may coóc-xê rất nặng nhọc, vất vả, rất hại
mắt. Tiền lương của họ ra sao? Tôi không rõ, nhưng tôi biết rằng người thầu khoán chịu trách
nhiệm về số vật liệu phát ra và phân phối công việc cho các nữ công nhân, cứ mỗi đơn vị
nhận được 1

1/2

pen-ni

(15 phen-ni Phổ). Trong số này, hắn lấy về phần hắn theo tỷ lệ phần trăm ít nhất là 1/2 pen-
ni, cô thợ may đáng thương kia chỉ nhận được nhiều nhất là 1 pen-ni. Những cô gái làm cra-
vát mỗi ngày phải làm việc 16 giờ, một tuần chỉ được 4

1/2

si-linh, tức là 1 ta-le rưỡi tiền Phổ,

nhưng với số tiền ấy, họ chẳng mua được gì nhiều hơn so với những thứ mua được với 20
din-béc-grô-sen ở một thành phố vật giá cao nhất ở Đức

147

1)

. Nhưng sống khổ sở nhất là

những cô gái may áo sơ-mi. May một chiếc áo sơ-mi thông thường chỉ được 1

1/2

pen-ni.

Trước đây họ có thể được từ 2 đến 3 pen-ni, nhưng từ khi nhà tế bần Xanh-Păng-crát do
những người tư sản cấp tiến quản lý nhận là 1

1/2

pen-ni một chiếc, thì những cô thợ may

đáng thương ấy cũng buộc lòng phải nhận giá ấy. Mỗi ngày phải lao động mười tám giờ mới
làm xong một chiếc áo sơ-mi vải mỏng thêu hoa và được 6 pen-ni tiền công, tức 5 din-béc-
grô-sen. Như vậy là theo những điều các nữ công nhân và các thầu khoán nói thì mặc dù phải
làm việc căng thẳng suốt từ sáng sớm đến đêm khuya, những cô thợ may ấy mỗi tuần chỉ
được không quá 2

1/2

đến 3 si-linh tiền công! Nhưng dã man bỉ ổi nhất là bắt họ phải ký quỹ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.