C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 392

nước Anh, và nhiều lần - lần đầu vào năm 1830 - người ta đã thử lập một liên hiệp công nhân
thống nhất toàn quốc, đồng thời mỗi ngành nghề đều giữ tổ chức riêng của mình. Những liên
hiệp kiểu ấy không duy trì được lâu, thậm chí rất ít thực hiện được; bởi vì chỉ có một cao trào
đặc biệt rộng khắp mới có thể làm cho các liên hiệp như thế ra đời và có năng lực hành động.

Để thực hiện mục đích của mình, các công liên thường dùng những biện pháp dưới đây:

nếu có một hoặc mấy chủ xưởng không chịu thừa nhận mức lương do công liên quy định thì
công liên cử ngay một đoàn đại biểu gặp họ, hoặc gửi cho họ một lá đơn thỉnh nguyện (người
ta thấy công nhân biết coi trọng quyền lực của chủ xưởng chuyên chế tuyệt đối trong vương
quốc nhỏ của hắn). Nếu làm như thế không có kết quả gì thì công liên liền ra lệnh đình công;
tất cả công nhân giải tán về nhà. Nếu một hay mấy chủ xưởng cự tuyệt không chịu theo mức
lương do công liên đề xuất thì cuộc bãi công đó (turn-out hoặc strike) chỉ là cục bộ; nhưng
nếu tất cả các chủ xưởng trong một ngành lao động nào đó không chịu thừa nhận, thì cuộc
bãi công trở thành tổng bãi công. Đó là những thủ đoạn hợp pháp của công liên - chỉ là hợp
pháp nếu trước khi bãi công đã có cảnh cáo trước; trong thực tế không phải bao giờ cũng xảy
ra như thế cả. Nhưng nếu còn có công nhân chưa tham gia công liên, hoặc vì lợi ích trước
mắt chủ xưởng ban cho mà sẵn sàng rút khỏi công liên thì biện pháp hợp pháp ấy rất ít kết
quả. Đặc biệt là trong những cuộc bãi công bộ phận, chủ xưởng rất dễ dàng tuyển dụng
những con chiên ghẻ ấy (gọi là knobsticks

149

1*)

khiến sự cố gắng của những công nhân liên

hiệp thành ra vô hiệu. Thường thường các đoàn viên công liên dùng biện pháp đe doạ chửi
mắng, đánh đập hay các biện pháp hành hung khác, nói tóm lại là dùng mọi cách uy hiếp để
đối phó với
knobsticks ấy. Do đó bọn này kiện đến toà án, và vì kẻ bảo vệ pháp luật lại là giai cấp tư sản
còn nắm chính quyền, cho nên chỉ cần xảy ra một hành vi phạm pháp, chỉ cần có một người
kiện một đoàn viên công liên là lực lượng của công liên hầu như bị phá vỡ.

Lịch sử của những công liên ấy là một chuỗi dài những thất bại của công nhân, thảng hoặc

có vài lần thắng lợi cá biệt. Lẽ dĩ nhiên là mọi cố gắng ấy đều không thể thay đổi được quy
luật kinh tế quyết định mức lương theo quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường lao động. Vì
vậy công liên đành chịu bất lực không khắc phục nổi những nguyên nhân quan trọng nhất tác
động đến mối quan hệ ấy. Trong thời gian khủng hoảng thương nghiệp thì công liên hoặc
phải tự động hạ mức lương xuống, hoặc phải hoàn toàn giải tán, còn khi nhu cầu về lao động
tăng nhiều thì nó cũng không thể tăng mức lương cao hơn mức do sự cạnh tranh giữa các nhà
tư bản quy định. Nhưng đối với những nguyên nhân ít quan trọng hơn, có tính chất cục bộ
hoặc địa phương thì công liên có thể có tác dụng thực sự. Nếu chủ không sợ sự phản kháng
tập trung của quần chúng công nhân thì hắn đã hạ dần dần mức lương xuống để phát tài
thêm; hơn nữa sự bắt buộc cạnh tranh với các chủ xưởng khác buộc hắn phải làm như vậy,
cho nên tiền lương tất phải sụt xuống nhanh chóng đến mức tối thiểu. Những cuộc cạnh tranh
như vậy giữa các chủ xưởng với nhau trong tình hình bình thường có thể bị hạn chế do sự
phản kháng của công nhân. Mỗi chủ xưởng đều biết rằng mỗi lần hạ tiền lương, nếu không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.