C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 391

người phạm tội đã lại trở thành những người không có gì tự vệ, mặc sức trừng phạt họ, còn
máy móc thì lại vẫn được dùng. Phải tìm ra một hình thức phản kháng mới.

Khi đó, một đạo luật được nghị viện cũ trước khi có cải cách, do đảng To-ri khống chế,

thông qua đã giúp đỡ họ: sau đó khi dự luật cải cách đã công nhận sự đối lập giữa giai cấp tư
sản và giai cấp vô sản và đưa giai cấp tư sản lên địa vị thống trị thì đạo luật ấy sẽ chẳng bao
giờ được hạ nghị viện thông qua. Đạo luật được thông qua vào năm 1824, nó thủ tiêu hết mọi
pháp lệnh trước kia cấm công nhân liên hiệp để bảo vệ lợi ích của mình. Thế là công nhân có
quyền lập hội là quyền mà trước kia chỉ quý tộc và tư sản mới có. Thực ra thì trước kia trong
công nhân vẫn thường xuyên có những hiệp hội bí mật, nhưng vẫn chưa có thành tích gì đáng
kể. Ví dụ ở Xcốt-len, theo lời Xai-mơn-xơ ("Nghề thủ công và thợ thủ công", tr. 137 và các
tr. sau), ngay năm 1812 đã nổ ra cuộc tổng bãi công của thợ dệt ở Gla-xgô do một hiệp hội bí
mật tổ chức. Năm 1822 lại nổ ra bãi công, có hai công nhân không chịu vào hiệp hội đã bị
coi là phản bội giai cấp mình và đã bị đổ a-xít sun-phua-rích vào mặt làm cả hai bị mù. Năm
1818, hiệp hội thợ mỏ ở Xcốt-len đã mạnh đến mức có thể tiến hành tổng bãi công. Mỗi hội
viên của hiệp hội này đã thề trung thành và giữ bí mật, có danh sách hội viên, có quỹ, có sổ
sách và có các phân hội địa phương. Nhưng tính chất bí mật của toàn bộ
hoạt động làm trở ngại cho sự phát triển của các hiệp hội ấy. Đến năm 1824, khi công nhân
có quyền tự do lập hội thì những hiệp hội ấy lan rộng rất nhanh khắp nước Anh và có ảnh
hưởng lớn. Trong mọi ngành lao động đều tổ chức những công liên như thế với chủ trương
công khai là ra sức bảo vệ từng người công nhân riêng lẻ, chống những hành động bạo ngược
và sự đối đãi tàn nhẫn của giai cấp tư sản. Mục đích của những công liên ấy là: quy định tiền
lương, với tư cách là một lực lượng, tiến hành điều đình tập thể với chủ, điều chỉnh tiền
lương theo lợi nhuận của chủ, tăng lương lúc nào cần thiết, và giữ vững mức lương mọi nơi
đều như nhau cho mỗi nghề. Do đó, những công liên ấy thường đấu tranh đòi các nhà tư bản
thực hiện một tháng lương chung, nếu nhà tư bản nào không theo thì sẽ tuyên bố bãi công với
người ấy. Thứ nữa, công liên còn hạn chế việc tuyển thợ học việc để giữ vững nhu cầu về
nhân công của bọn tư bản, do đó giữ cho tiền lương ở mức nhất định; cố gắng với mọi khả
năng chống lại thủ đoạn gian trá của chủ xưởng định dùng máy móc và công cụ mới, v.v. để
hạ thấp mức lương, cuối cùng, giúp tiền cho công nhân thất nghiệp. Việc này tiến hành hoặc
trực tiếp bằng tiền quỹ hoặc gián tiếp bằng cấp một cái thẻ cho cá nhân công nhân, người
mang thẻ đi từ địa phương này sang một địa phương khác, được bạn cùng nghề giúp đỡ và
chỉ cho nơi nào dễ tìm việc. Cảnh sống nay đây mai đó như vậy của công nhân gọi là the
tramp, còn người công nhân đi lang thang ấy thì gọi là tramper. Để đạt những mục đích ấy,
công liên cử một chủ tịch và một thư ký ăn lương - vì không một chủ xưởng nào thuê những
người ấy - và thành lập một ban chấp hành để thu hội phí hàng tuần và trông coi việc chi tiêu
tiền ấy cho hợp với lợi ích của công liên. Khi có thể và có lợi thì các công liên ở từng khu
liên kết lại thành những liên hiệp công liên và tổ chức những hội nghị đại biểu qua từng thời
gian nhất định. Trong tình hình cá biệt, người ta đã thử tập hợp tất cả công nhân cùng một
ngành thành một công liên lớn của cả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.