C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 390

đáng với con người đều có quan hệ trực tiếp với điểm ấy. Cố nhiên chúng ta phải nói đến một
vài hành vi bạo lực, thậm chí thô bạo cá biệt, nhưng đồng thời chúng ta không bao giờ nên
quên là ở nước Anh đang diễn ra một cuộc chiến tranh xã hội công khai; và nếu như điều mà
giai cấp tư sản quan tâm là giả nhân giả nghĩa dùng chiêu bài hoà bình, thậm chí chiêu bài
bác ái để tiến hành cuộc chiến tranh ấy, thì ngược lại, chỉ có vạch trần sự thật ra, chỉ có lột
cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa ấy ra thì mới có lợi cho công nhân; bởi vậy, ngay cả những
hành động thù địch bằng bạo lực dữ dội nhất của công nhân đối với giai cấp
tư sản và tay sai của nó cũng chỉ là biểu hiện công khai không che đậy của cái mà chính giai
cấp tư sản đã làm một cách kín đáo và lén lút đối với công nhân.

Công nghiệp phát triển chưa được bao lâu thì cuộc phản kháng của công nhân đối với giai

cấp tư sản đã nổ ra và đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ở đây không thể nói tỉ mỉ về ý
nghĩa lịch sử của những giai đoạn ấy đối với sự phát triển của nhân dân Anh; đấy là chủ đề
của một tác phẩm khác. Ở đây tôi chỉ thuật lại những sự kiện cần thiết để nói rõ tình cảnh của
giai cấp vô sản Anh.

Hình thức sớm nhất, thô sơ nhất và ít hiệu quả nhất của sự phản kháng là phạm tội. Công

nhân phải sống nghèo khổ, bần cùng mà lại thấy đời sống của kẻ khác khá hơn mình; anh ta
không hiểu tại sao chính anh ta là người lao động cho xã hội nhiều hơn bọn nhà giàu ăn
không ngồi rồi, mà lại phải chịu thiếu thốn như thế. Vả chăng sự quẫn bách lại thắng lòng tôn
trọng quyền sở hữu cổ truyền của anh ta, cho nên anh ta ăn cắp. Chúng ta đã thấy theo với sự
phát triển của công nghiệp, những vụ phạm tội ngày càng tăng lên, con số người bị bắt hàng
năm tăng lên theo tỷ lệ đều đặn với số kiện bông được chế tạo.

Nhưng chẳng bao lâu công nhân đã phát hiện ra ngay là làm như thế chẳng đi đến đâu.

Bằng hành động trộm cắp thì thủ phạm chỉ là một mình đơn phương độc mã chống lại chế độ
xã hội hiện tồn, với tư cách là từng người riêng lẻ, mà xã hội thì có thể dùng toàn bộ quyền
lực để đối phó và dùng ưu thế tuyệt đối để áp đảo kẻ địch đơn độc. Hơn nữa, trộm cắp là một
hình thức phản kháng thô sơ nhất, vô ý thức nhất, cho nên riêng một việc đó không thể trở
thành biểu hiện chung của dư luận công nhân, mặc dù trong lòng thì họ vẫn tán thành. Sự
chống đối của cả giai cấp công nhân đối với giai cấp tư sản chỉ bắt đầu khi họ dùng bạo lực
để chống lại việc sử dụng máy móc, tình hình này đã xảy ra trong buổi đầu cuộc cách mạng
công nghiệp. Những người phát minh
đầu tiên như Ác-crai-tơ và những người khác đã bị thứ bạo lực ấy hãm hại còn máy móc của
họ thì bị phá huỷ; về sau lại nổ ra nhiều cuộc nổi dậy chống sử dụng máy móc, tình hình hầu
như hoàn toàn giống tình hình những cuộc nổi dậy của công nhân in vải hoa ở Bô-hêm tháng
Sáu 1844: công nhân phá máy móc, phá huỷ công xưởng.

Nhưng hình thức phản kháng ấy cũng có tính chất cô lập, hạn chế ở những khu vực cá biệt

và chỉ nhằm vào một mặt của những quan hệ hiện hành. Hơn nữa công nhân vừa đạt được
thắng lợi chốc lát thì quyền lực xã hội liền đem toàn bộ sức nặng của mình đánh vào những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.