phải do những trường hợp chung cho cả bản thân hắn và người cạnh tranh với hắn quyết định
thì đều đưa đến bãi công, mà bãi công thì chắc chắn là thiệt hại cho hắn, vì trong thời gian
bãi công tư bản của hắn bỏ vào kinh doanh không được vận động, máy móc bị han rỉ. Đồng
thời, hắn cũng không chắc là có thể hạ tiền lương được hay không, ngược lại hắn biết rất rõ
là nếu hắn thành công thì kẻ cạnh tranh sẽ bắt chước ngay, sẽ hạ giá sản
phẩm của họ và lợi nhuận mà hắn hy vọng sẽ không còn nữa. Ngoài ra, sau khi cuộc khủng
hoảng kết thúc, đương nhiên là các công liên có thể đòi nâng mức lương lên nhanh hơn là khi
các công liên không can thiệp. Khi mà sự cạnh tranh với các chủ khác chưa bắt buộc chủ
xưởng phải tăng lương thì họ không tăng, nhưng vì có công liên cho nên hễ tình hình thị
trường khá lên là bản thân công nhân sẽ đòi tăng lương và họ có thể lợi dụng tình hình bọn
chủ xưởng cần nhiều nhân công mà dùng biện pháp bãi công để buộc chúng phải tăng lương.
Nhưng như tôi đã nói, công liên lại bất lực trước những nguyên nhân tương đối quan trọng
ảnh hưởng đến thị trường lao động. Trong tình hình như thế, đói khát buộc công nhân lại phải
dần dần đi làm với bất cứ điều kiện nào, mà chỉ cần mấy người làm như thế là lực lượng của
công liên bị phá vỡ, bởi vì khi trên thị trường vẫn còn một số lượng dự trữ hàng hoá nhất
định, có được knobsticks ấy là giai cấp tư sản có thể gạt được mọi hậu quả nghiêm trọng nhất
mà sự gián đoạn sản xuất có thể đưa lại. Quỹ của công liên rất chóng hết vì nhiều người cần
được giúp đỡ; ngay những chủ hàng bán lẻ dần dần cũng không bán chịu với lãi cao nữa và
sự quẫn bách buộc công nhân lại phải chui đầu vào cái ách của giai cấp tư sản. Nhưng các
chủ xưởng, chính vì lợi ích của họ, - đương nhiên là vì có sự phản kháng của công nhân nên
điều này mới thành lợi ích của họ - cũng cần tránh những cuộc hạ lương không cần thiết,
trong khi bản thân công nhân thấy rõ mỗi lần hạ lương, dù ngay do tình hình thị trường gây
nên là mỗi lần tình cảnh của họ thêm xấu đi nên hết sức lo đề phòng điều ấy; do đó mà phần
lớn các cuộc bãi công đều kết thúc bất lợi cho công nhân. Người ta sẽ hỏi tại sao công nhân
lại bãi công khi thấy biện pháp ấy là vô ích một cách rõ ràng như thế? Rất đơn giản, bởi vì
công nhân có nghĩa vụ phải chống lại việc hạ thấp tiền lương, thậm chí phải chống lại bản
thân tính tất yếu phải hạ thấp tiền lương, bởi vì họ nhất định phải tuyên bố rằng, là con
người, họ không thể chiều theo hoàn cảnh, mà trái lại phải bắt hoàn cảnh thích ứng với bản
thân họ, với con người, bởi vì sự im lặng của công nhân sẽ thoả hiệp với hoàn cảnh ấy, sẽ là
thừa nhận giai cấp tư sản có quyền bóc lột công nhân trong thời kỳ thương nghiệp phồn vinh
và trong thời kỳ tiêu điều thì có quyền bỏ mặc công nhân chết đói. Chỉ cần công nhân còn
giữ được một chút nhân cách là họ không thể không phản kháng tình hình ấy, và sở dĩ họ
phản kháng như thế mà không dùng phương thức nào khác là vì họ là những người Anh,
những người thực tiễn biểu hiện sự phản kháng của mình bằng hành động, chứ không như
những người Đức ưa lý luận chỉ cần ghi kháng nghị của mình vào biên bản và đưa vào ad
acta
1*
rồi về nhà ngủ yên, để cho cả bản kháng nghị cũng ngủ yên ở hồ sơ như bản thân
người kháng nghị. Trái lại, sự kháng nghị tích cực của người Anh không thể không có ảnh
hưởng: họ hạn chế được lòng tham không đáy của giai cấp tư sản trong một phạm vi nhất
định, làm cho sự phản kháng của công nhân chống quyền lực xã hội và chính trị vạn năng