chuộc và sự đe doạ của giai cấp tư sản; 5) phân chia khu bầu cử cho bình đẳng để bảo đảm
quyền đại biểu bình đẳng; 6) thủ tiêu sự hạn chế tư cách đại biểu - vốn có tính chất thuần tuý
hình thức và chỉ dành quyền ứng cử cho những người có địa sản ít nhất là 300 pao xtéc-linh -
để cho mỗi cử tri đều có quyền ứng cử. - Sáu điểm ấy chỉ đề cập đến cơ cấu của hạ nghị viện,
thoạt nhìn thì hiền lành thôi, nhưng vẫn đủ để quét sạch hiến pháp nước Anh với cả Nữ
hoàng và thượng nghị viện. Sở dĩ cái gọi là thành phần quân chủ và thành phần quý tộc còn
tồn tại trong hiến pháp cho đến ngày nay chẳng qua chỉ vì giai cấp tư sản thấy duy trì nó làm
chiêu bài thì có lợi; có hai loại thành phần ấy hiện nay đều chỉ tồn tại bề ngoài mà thôi.
Nhưng nếu hạ nghị viện được dư luận toàn quốc ủng hộ, nếu nó biểu hiện ý chí không những
chỉ của
giai cấp tư sản mà của toàn thể dân tộc thì nó sẽ thu được toàn bộ quyền lực về mình, khiến
cho bọn quân chủ và quý tộc mất hẳn cái hào quang thần thánh cuối cùng ở trên đầu họ.
Công nhân Anh không tôn kính gì những thượng nghị sĩ và Nữ hoàng, nhưng trong khi đó
giai cấp tư sản lại tỏ lòng tôn kính họ như thần thánh, mặc dù trong thực tế rất ít quan tâm
đến ý kiến của họ. Về chính trị, những người theo phái Hiến chương ở Anh là những người
cộng hoà mặc dù họ hầu như không dùng hoặc rất ít dùng từ này; thực tế thì họ đồng tình với
các đảng cộng hoà các nước, nhưng thích tự xưng mình là người dân chủ. Họ không phải chỉ
là những người cộng hoà đơn thuần, và chủ nghĩa dân chủ của họ cũng không phải chỉ hạn
chế ở mặt chính trị thuần tuý.
Đúng là ở bước đầu của nó từ năm 1835 phong trào Hiến chương chủ yếu là được truyền
bá trong công nhân, nhưng vẫn chưa cách biệt hẳn với giai cấp tiểu tư sản cấp tiến. Chủ
nghĩa cấp tiến công nhân cắp tay nhau cùng đi với chủ nghĩa cấp tiến tư sản. Hiến chương là
khẩu hiệu chung của họ, hàng năm họ cùng nhau tổ chức "hội nghị quốc dân", và thành lập
hình như chỉ là một đảng. Đó là do bấy giờ giai cấp tiểu tư sản sau khi cảm thấy tuyệt vọng
vì kết quả của dự luật cải cách và vì sự đình đốn của thương nghiệp trong những năm 1837 -
1839 đang có tâm lý rất hiếu chiến và muốn đổ máu, và do sự cổ động nhiệt liệt của phái
Hiến chương rất hợp với lòng họ. Ở nước Đức người ta không thể nào hình dung được tính
chất quyết liệt của sự cổ động ấy. Người ta kêu gọi nhân dân cầm vũ khí, thậm chí kêu gọi
nhân dân khởi nghĩa. Người ta chế tạo giáo mác cũng như ở thời Cách mạng Pháp trước kia.
Năm 1838, trong phong trào có một giáo sĩ thuộc phái giáo lý tên là Xtê-phen nói với cư dân
Man-se-xtơ như sau:
"Đừng sợ lực lượng của chính phủ, đừng sợ binh sĩ, lưỡi lê và đại bác của những kẻ áp bức các anh, - các anh có trong
tay một thứ vũ khí có sức mạnh hơn tất cả những cái đó, - một thứ vũ khí mà lưỡi lê và đại bác không thể làm gì được. Vũ
khi đó, đứa trẻ con lên mười tuổi cũng có thể sử dụng được. Chỉ cần một vài que diêm và một nắm cỏ khô tẩm hắc ín là đủ
rồi! Tôi muốn xem nếu người ta dùng vũ khí đó một cách dũng cảm thì cuối cùng chính phủ và mấy chục vạn binh sĩ của nó
sẽ làm gì để chống lại!"
Nhưng đồng thời bấy giờ tính chất xã hội đặc biệt của phong trào Hiến chương của công
nhân cũng được biểu hiện. Trong cuộc hội nghị có 20 vạn người dự ở Cớc-xôn - Mua mà