một hiện tượng có tính chất xã hội. "Sáu điểm" đối với người tư sản cấp
tiến là hoàn toàn đầy đủ rồi và nhiều lắm chỉ có thể gây ra một vài điều cải cách hiến pháp,
còn đối với người vô sản thì chỉ là một thủ đoạn. "Quyền lực chính trị là thủ đoạn của chúng
ta, hạnh phúc xã hội là mục đích của chúng ta", đó là khẩu hiệu của phái Hiến chương ngày
nay được nêu lên rõ ràng. Lời của giáo sĩ Xtê-phen nói về "vấn đề bát đĩa", vào năm 1838 chỉ
là chân lý đối với một bộ phận những người thuộc phái Hiến chương, đến năm 1845 thì đã là
chân lý đối với tất cả mọi người. Trong phái Hiến chương không còn có những nhà chính trị
thuần tuý nữa. Thực ra thì chủ nghĩa xã hội của họ còn ở trạng thái manh nha, mãi đến nay
họ vẫn cho rằng biện pháp chia nhỏ ruộng đất (allment-system) là biện pháp chủ yếu để tiêu
diệt nghèo khổ, mà biện pháp ấy đã thành lỗi thời do sự phát triển công nghiệp (xem "Lời nói
đầu") và nói chung đại đa số kiến nghị về mặt thực tiễn của họ (những biện pháp bảo hộ vì
lợi ích của công nhân, v.v.) xem bề ngoài đều mang tính chất phản động. Nhưng, một mặt,
bản thân những biện pháp do họ đề nghị ấy hoặc không thể chịu nổi đòn của cạnh tranh - và
bấy giờ tình trạng trước kia sẽ được khôi phục lại, - hoặc là phải tiêu diệt bản thân cạnh
tranh; mặt khác, chính tình trạng mơ hồ hiện nay của phong trào Hiến chương và việc nó tách
khỏi đảng chính trị thuần tuý tất yếu phải làm cho những đặc trưng của phong trào Hiến
chương do bản chất xã hội của nó quyết định tiếp tục phát triển. Phong trào Hiến chương tất
nhiên tiến gần đến chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là khi nổ ra cuộc khủng hoảng thường kỳ sắp
tới, cuộc khủng hoảng này tất đi theo sau tình hình phồn vinh hiện nay của công nghiệp và
thương nghiệp, chậm nhất là vào năm 1847
1)
, nhưng có lẽ là ngay sang năm cũng nên, -
một cuộc khủng hoảng vượt xa tất cả những cuộc khủng hoảng trước kia về mức độ kịch liệt
và sâu sắc,
nó buộc công nhân càng phải tìm lối thoát khỏi cảnh nghèo khổ trong lĩnh vực xã hội, chứ
không phải trong lĩnh vực chính trị. Công nhân sẽ thực hiện được Hiến chương của mình, dĩ
nhiên là như thế, nhưng đến lúc đó họ sẽ hiểu rõ thêm rất nhiều việc mà họ sẽ có thể thực
hiện được thông qua Hiến chương, nhưng bây giờ thì họ còn chưa hình dung được rõ ràng.
Đồng thời, việc cổ động cho chủ nghĩa xã hội cũng đang tiếp tục phát triển. Về chủ nghĩa
xã hội Anh, ở đây chỉ nói đến ảnh hưởng của nó đối với giai cấp công nhân. Những người xã
hội chủ nghĩa Anh đòi thực hiện dần dần chế độ công hữu tài sản bằng biện pháp lập những
"khu di dân trong nước" gồm 2-3 nghìn người chuyên về công nghiệp hay nông nghiệp,
hưởng quyền lợi bình đẳng và được tiếp thu giáo dục như nhau; những người xã hội chủ
nghĩa Anh đòi: tạo những điều kiện dễ dàng cho việc ly hôn, thiết lập một chính thể hợp lý
trong đó người ta có quyền hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến, thủ tiêu các hình phạt và phải
thay vào đó bằng cách đối xử hợp lý với tội phạm. Đó là những yêu cầu thực tiễn của họ;