mới chỉ khích thêm cực độ lòng phẫn nộ dữ dội của nhân dân. Thậm chí số thuế thu được
buổi đầu có giảm bớt nhưng sau vài năm nó lại lên như cũ. Kết thúc duy nhất của đạo luật
mới là: nếu trước đây tổng cộng có 3-4 triệu người nửa nghèo khổ, thì bây giờ lại có 1 triệu
người hoàn toàn nghèo khổ, theo đúng nghĩa của từ này, số còn lại ở tình trạng nửa nghèo
khổ, nhưng không còn được cứu tế một chút gì nữa. Sự bần cùng ở các khu nông nghiệp mỗi
năm một tăng. Người ta sống bằng 6,7 hoặc 8 si-linh, có khi lại không có gì. Năm 1830, có
một nghị sĩ thuộc Đảng tự do đã miêu tả tình cảnh của bộ phận cư dân ấy, chúng ta hãy nghe
ông ta nói:
"Người nông dân Anh "(tức công nhân công nhật nông nghiệp)" và người dân nghèo Anh - hai chữ ấy đồng nghĩa. Bố
anh ta là một dân nghèo, sữa mẹ anh ta không có chất bổ; ngay từ bé, anh ta đã phải ăn uống rất kém và chẳng bao giờ được
ăn no; đến tận ngày nay, hễ không ngủ say là anh ta còn luôn luôn cảm thấy cái đói cồn cào trong ruột. Quần áo của anh ta
chỉ đủ che nửa thân, chất đốt chỉ tạm đủ để nấu bữa ăn kham khổ, vì vậy rét mướt và ẩm ướt là những bạn đường thường
xuyên của anh ta, chúng đến và đi cùng với thời tiết xấu. Anh ta có vợ, nhưng không hề được biết cái thú làm chồng, làm
cha. Vợ con anh ta bị đói, hầu như luôn bị rét, thường ốm yếu và không ai giúp đỡ, lúc nào cũng buồn rầu và chán nản như
anh ta, tất nhiên là tham lam, ích kỷ và chán nản. Do đó nói theo lời anh ta, cứ trông thấy vợ con là lộn ruột lên (hates the
sight of them), sở dĩ anh ta còn quay về túp lều của anh ta, chỉ vì so với bờ rào thì nó vẫn còn là nơi tránh mưa gió tương đối
tốt. Anh ta phải nuôi gia đình, nhưng không làm nổi, đành phải đi ăn mày, phải làm đủ việc xấu xa rồi đi đến lừa đảo công
khai. Dẫu anh ta rất muốn học đòi những người kiên cường hơn của giai cấp anh ta như những kẻ săn trộm
hay buôn lậu thực thụ, song anh ta lại không đủ can đảm: nhưng hễ có cơ hội là anh ta ăn cắp và dạy cho con cái nói dối và
ăn cắp. Thái độ khúm núm và hèn hạ của anh ta đối với những người láng giềng giàu có chứng tỏ rằng họ thường thô bạo và
hoài nghi anh ta; vì vậy, anh ta sợ họ, thù ghét họ, nhưng chẳng bao giờ dám dùng bạo lực đối phó lại. Anh ta hư hỏng đến
tận xương tuỷ và hèn kém đến mức không còn hơi sức để thất vọng nữa. Cuộc đời bất hạnh của anh ta ngắn ngủi, bệnh tê
thấp và bệnh hen suyễn sẽ đưa anh ta tới nhà tế bần, ở đấy anh ta sẽ thở hơi cuối cùng, chẳng hề có một hồi ức gì vui vẻ về
quá khứ, và nhường chỗ cho một kẻ bất hạnh khác cũng đã sống và sẽ chết như anh ta".
Tác giả của chúng ta nói thêm rằng, ngoài loại công nhân công nhật nông nghiệp ấy ra, còn
một lớp người khác kiên quyết hơn và khá hơn về các mặt thể lực, trí tuệ và đạo đức: những
người này quả thực cũng sống trong cảnh nghèo khổ, nhưng họ không sinh ra trong hoàn
cảnh nghèo khổ. Họ có quan tâm đến gia đình hơn nhưng họ là những người buôn lậu và ăn
trộm, thường xung đột đổ máu với những người gác rừng và với đội cảnh vệ bờ biển; do
thường bị ngồi tù, họ càng thù ghét xã hội và cũng căm thù kẻ có của không kém loại người
thứ nhất. Cuối cùng tác giả của chúng ta nói:
"Vì lịch sự (by courtesy) mà người ta dùng lời của Sếch-xpia để gọi toàn bộ loại người ấy là "nông dân kiêu hãnh của
nước Anh" (bold peasantry of England)"
1)
.
Cho tới nay những lời miêu tả ấy vẫn còn đúng đối với đại bộ phận công nhân công nhật
các khu nông nghiệp nước Anh. Tháng sáu 1844, tờ "Time" đã cử một phóng viên đến những
miền ấy điều tra về tình cảnh của lớp người này và báo cáo của ông ta hoàn toàn phù hợp với
những lời miêu tả trên. Ở một số khu, tiền