C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 427

GIAI CẤP VÔ SẢN NÔNG NGHIỆP

Trong phần "Lời mở đầu" chúng ta đã thấy tầng lớp tiểu nông cũng bị phá sản đồng thời

với giai cấp tiểu tư sản và những người lao động trước kia vẫn sống dễ chịu, bởi vì sự kết
hợp tồn tại trước kia giữa lao động công nghiệp và lao động nông nghiệp đã biến mất, những
mảnh ruộng nhỏ bỏ hoang đã tập trung vào tay các tá điền lớn, còn những người tiểu nông bị
sự cạnh tranh áp đảo của sự kinh doanh lớn chèn ép. Tiểu nông không còn là người chủ
ruộng hoặc tá điền như trước nữa, họ buộc phải bỏ kinh doanh cá thể đi làm cố nông cho
những tá điền kiêm chủ điền trang lớn và cho các lãnh chúa. Trong một thời gian nhất định
tình cảnh mới của họ, dù có sút kém trước kia, nhưng cũng còn chịu được. Bấy giờ nhân
khẩu tăng cùng một nhịp với sự phát triển của công nghiệp, nhưng về sau, công nghiệp phát
triển chậm lại, còn sự cải tiến không ngừng của máy móc không cho phép công nghiệp thu
hút toàn bộ số nhân khẩu lao động thừa từ các khu nông nghiệp đổ ra. Từ đó trở đi, hiện
tượng nghèo đói, trước kia chỉ thỉnh thoảng ở các khu công xưởng cũng xuất hiện cả ở các
khu nông nghiệp. Ngoài ra, cũng vào gần thời kỳ ấy, cuộc chiến tranh hai mươi lăm năm với
nước Pháp đã kết thúc. Trong thời kỳ chiến tranh, sự thu hẹp sản xuất ở các khu có chiến sự,
tình hình nhập khẩu đình đốn và sự cần thiết cung cấp lương thực cho quân đội Bri-ten ở Tây
Ban Nha đã gây cho nông nghiệp nước Anh một sự phồn vinh giả tạo; ngoài ra còn có một số
lớn nhân lực phải thoát ly lao động thời bình. Bây giờ, sự đình đốn trong nhập khẩu, sự cần
thiết xuất khẩu, và sự thiếu thốn nhân công
bỗng chốc không còn nữa, hậu quả không thể tránh khỏi là tình cảnh nguy khốn của nông
nghiệp, là agricultural distress, như người Anh nói. Các chủ điền trang buộc phải bán lương
thực với giá rẻ, do đó họ chỉ có thể trả tiền lương rất thấp. Để nâng giá lương thực lên, năm
1815 nghị viện đã thông qua đạo luật và thuế quan ngũ cốc cấm nhập khẩu ngũ cốc khi giá
lúa mì dưới 80 si-linh một quác-tơ. Về sau, đạo luật dĩ nhiên không có hiệu lực ấy đã trải qua
nhiều lần sửa đổi, nhưng cũng không giảm nhẹ được tình cảnh nguy khốn của các khu nông
nghiệp. Kết quả duy nhất là cái bệnh cấp tính, có lúc nguy kịch khi có sự cạnh tranh tự do
của nước ngoài, biến thành bệnh mãn tính gây tác hại đến tình cảnh của người công nhân
nông nghiệp một cách đều đều nhưng càng nghiêm trọng hơn.

Thời kỳ đầu sau khi giai cấp vô sản nông nghiệp xuất hiện, ở đây đã hình thành những

quan hệ gia trưởng giống như những quan hệ vừa bị phá huỷ trong công nghiệp,- những quan
hệ giữa chủ ruộng và cố nông mà hiện nay ở nước Đức hầu như đâu đâu cũng có. Khi quan
hệ ấy còn, thì sự bần cùng của công nhân không đến nỗi nghiêm trọng và không lan rộng
lắm; người cố nông và người chủ điền trang đồng cam cộng khổ, người chủ vạn bất đắc dĩ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.