mới thải người làm. Nhưng bây giờ thì khác hẳn. Người làm công hầu hết đều trở thành công
nhân công nhật, chỉ khi nào cần chủ điền trang mới thuê họ, bởi vậy có khi hàng mấy tuần,
họ không có công việc làm, nhất là về mùa đông. Trong mối quan hệ gia trưởng, khi cố nông
và gia đình họ đều ở trong trang trại của chủ điền trang, khi con cái họ lớn lên ở đây, thì
người chủ đương nhiên là cố tìm cho chúng ít việc làm trong trang trại của mình; khi công
nhân công nhật chỉ là ngoại lệ, không phải lúc nào cũng có thì số công nhân mỗi trang trại
đều nhiều hơn số đúng là cần thiết. Bởi vậy chủ điền trang thích huỷ bỏ mối quan hệ gia
trưởng ấy, đuổi các cố nông ra khỏi trang trại của mình, biến họ thành công nhân công nhật.
Cuối những năm 20 của thế
kỷ chúng ta, hầu hết ở mọi nơi đều xảy ra tình hình ấy. Kết quả là, nói theo thuật ngữ vật lý
học, nhân khẩu "thừa" trước đây ở trạng thái tiềm tàng, bây giờ đã bộc lộ, tiền lương sụt
xuống và thuế trợ giúp người nghèo cũng tăng lên gấp bội. Từ bấy giờ trở đi, những khu
nông nghiệp trở thành nguồn gốc của sự bần cùng kinh niên, còn các khu công xưởng là
nguồn gốc của bần cùng theo chu kỳ, và việc sửa đổi bộ luật về người nghèo là biện pháp đầu
tiên mà chính phủ đã áp dụng để đối phó với sự bần cùng hoá ngày càng nghiêm trọng của
nông thôn. Ngoài ra do chế độ kinh doanh lớn không ngừng phát triển, máy tuốt lúa và các
máy khác được áp dụng và cũng do công việc đồng áng thường sử dụng lao động phụ nữ và
trẻ con,- tình hình này ngày nay đã trở nên phổ biến đến nỗi hậu quả của nó trước đây không
lâu đã trở thành đối tượng điều tra của một uỷ ban đặc biệt của nhà nước, ngành này cũng đã
xuất hiện nhiều công nhân thất nghiệp. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng chế độ sản xuất
công nghiệp cũng xâm nhập tới đây, tạo ra nền kinh doanh lớn, phá huỷ quan hệ gia trưởng,-
chính tại đây, quan hệ ấy có ý nghĩa lớn nhất, - sử dụng máy móc, động cơ hơi nước cùng lao
động phụ nữ và trẻ con, thế là cái bộ phận chưa bao giờ bị đụng chạm và bảo thủ nhất ấy
trong nhân loại lao động, cũng bị lôi cuốn vào phong trào cách mạng. Nhưng hiện tượng đình
trệ trong nông nghiệp càng kéo dài, thì sự khốn khổ hiện nay người công nhân phải chịu càng
nặng nề và sự tan rã của kết cấu xã hội cũ càng biểu hiện kịch liệt. Hiện tượng "nhân khẩu
thừa" xuất hiện đột ngột, mà không thể dùng biện pháp mở rộng sản xuất để giải quyết như
trong khu công nghiệp. Nếu có người tiêu thụ sản phẩm thì có thể xây dựng công xưởng mới
bất cứ lúc nào, nhưng ruộng đất mới thì không thể tạo ra được, khai khẩn những đất bỏ hoang
công cộng là một thứ đầu tư mạo hiểm nên vốn đầu tư vào đó sau chiến tranh rất ít. Kết quả
tất nhiên của những biến đổi ấy là sự cạnh tranh lẫn nhau giữa công nhân đạt tới điểm cao
nhất, và tiền lương bị hạ xuống mức thấp nhất. Khi đạo luật cũ về người nghèo vẫn còn thì
nhờ có quỹ tế bần, công nhân được cứu tế
đôi chút; lẽ tất nhiên là do đó tiền lương càng sụt hơn nữa, vì bọn chủ điền trang tìm mọi
cách chuyển chi phí sang quỹ tế bần càng nhiều càng hay. Sự tình ấy đã khiến cho thuế trợ
giúp người nghèo vốn dĩ đã tăng rất nhiều cùng với sự xuất hiện của nhân khẩu thừa, nay
càng tăng gấp bội, và thúc đẩy sự xuất hiện của đạo luật mới về người nghèo, điểm ấy chúng
ta sẽ còn nói tới. Nhưng đạo luật ấy không phải đã cải thiện được ngay tình hình. Tiền lương
không được nâng cao, nạn nhân khẩu "thừa" không được loại trừ, sự tàn khốc của pháp luật