C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 517

ngoài về mặt nghiên cứu các vấn đề xã hội. Trong tất cả những câu khoa trương mà hiện nay
các tác phẩm Đức ầm ĩ nâng lên thành nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa cộng sản và chủ
nghĩa xã hội chân chính, thuần tuý, có tính chất lý luận, cho tới nay không hề có một tư
tưởng nào trưởng thành trên đất Đức. Những điều mà người Pháp hoặc Anh đã nói cách đây
10 năm, 20 năm thậm chí 40 năm, - và nói bằng ngôn ngữ rất chính xác, rất rõ ràng, rất đẹp, -
thì người Đức rút cục mãi đến năm ngoái mới ngẫu nhiên biết được đôi điều và đem Hê-ghen
hoá, hoặc trong trường hợp tốt nhất cũng chỉ là phát minh một lần nữa sau người khác và
công bố dưới một hình thức tồi tệ hơn, trừu tượng hơn, coi như là những phát minh mới
toanh. Ở chỗ này, các tác phẩm của tôi không phải là một ngoại lệ. Nếu như người Đức cũng
có cái gì riêng của mình thì đó chỉ là hình thức chán ngấy, trừu tượng, khó hiểu, vụng về mà
họ dùng để diễn đạt những tư tưởng ấy. Nghiễm nhiên trở thành những nhà lý luận chân
chính, họ cho rằng điều đáng chú ý ở người Pháp - đối với người Anh họ hầu như chưa biết
gì cả, - ngoài nguyên tắc chung nhất ra thì chỉ là những cái tồi tệ nhất và trừu tượng nhất: sự
quy hoạch xã hội tương lai, chế độ xã hội. Còn mặt tốt nhất là sự phê phán xã hội hiện tại,
cơ sở hiện thực về nhiệm vụ chủ yếu của mọi công cuộc nghiên cứu về vấn đề xã hội thì họ
thản nhiên vứt bỏ. Khỏi phải nói, về người Đức duy
nhất đã thực sự làm được một việc gì đó, về Vai-tlinh, thì các nhà lý luận thông minh ấy
thường bình luận một cách khinh khi hoặc không thèm nhắc tới.

Tôi muốn giới thiệu với các ngài thông minh ấy một chương không dài lắm của Phu-ri-ê

có thể làm gương cho họ. Đúng là Phu-ri-ê không xuất phát từ lý luận của Hê-ghen và do đó
- tiếc thay! - không thể nhận thức được chân lý tuyệt đối, thậm chí cả chủ nghĩa xã hội tuyệt
đối, đúng là do khuyết điểm trên mà tiếc thay Phu-ri-ê đã đi lạc đường, đáng lẽ đi tới phương
pháp tuyệt đối thì lại đi tới phương pháp phân loại và nảy sinh ra những ý nghĩ như nước
biển biến thành nước chanh, couronnes boréale và australe

187

1*

, sư tử thay đổi thú tính

162

sự giao phối giữa các hành tinh. Như thế đấy! Nhưng dù sao thì tôi cũng vẫn dễ dàng cùng
Phu-ri-ê lạc quan tin vào tất cả những kỳ tích đó hơn là tin vào vương quốc tuyệt đối của tinh
thần là nơi hoàn toàn không có nước chanh, hoặc tin vào sự đồng nhất giữa có và không và
sự giao phối giữa các phạm trù vĩnh cửu. Những điều vô lý của người Pháp ít ra cũng làm
cho người ta thú vị, còn của người Đức thì làm cho người ta âu sầu và nghĩ ngợi. Ngoài ra,
Phu-ri-ê còn phê phán quan hệ xã hội hiện tại một cách gay gắt, sinh động và hóm hỉnh đến
mức người ta sẵn lòng tha thứ cho ông những ảo tưởng về vũ trụ cũng xây dựng trên một vũ
trụ quan thiên tài.

Đoạn văn phát biểu ở đây đã tìm thấy trong di sản văn học của Phu-ri-ê và đã được đăng

trong số 1 tạp chí "Phalange"

188

2*

do

phái Phu-ri-ê xuất bản vào đầu năm 1845. Tôi đã lược bỏ hệ thống chính diện của Phu-ri-ê và
nói chung là phần không gây ra hứng thú, tóm lại, - tôi không muốn bị nguyên văn gò bó,
điều đó hoàn toàn cần thiết để cho các tác phẩm của các nhà xã hội chủ nghĩa nước ngoài viết
với mục đích nhất định có thể dễ hiểu đối với những bạn đọc không biết gì về mục đích ấy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.