thực tế, những từ ấy hiện nay đã có ý nghĩa xã hội, trong đó đã hoà tan cả ý nghĩa chính trị
của chúng. Cuộc cách mạng ấy không còn là cuộc đấu tranh đơn thuần cho hình thức nhà
nước này hoặc hình thức nhà nước khác như hiện nay vẫn thường được mô tả ở Đức. Mối
liên hệ giữa phần lớn các cuộc khởi nghĩa đương thời với nạn đói, ý nghĩa của việc cung cấp
lương thực ở thủ đô và việc phân phối vật tư dự trữ bắt đầu từ 1789, các sắc lệnh về giá cả tối
đa, những đạo luật chống bọn đầu cơ tích trữ lương thực; khẩu hiệu chiến đấu của quân đội
cách mạng: "Chiến tranh cho cung đình, hoà bình cho nhà tranh", bài hát "Các-ma-nhôn-
lơ"
167
mà qua đó người ta thấy những người cộng hoà, ngoài du fer
1*
và du coeur
2*
ra
cũng cần có cả du pain
3*
nữa, và hàng trăm sự thực rõ ràng khác đều chứng minh thậm chí
không có sự nghiên cứu vấn đề sâu sắc, rằng nền dân chủ đương thời xuất hiện hoàn toàn
khác hẳn với tổ chức chính trị đơn thuần. Ngoài ra, mọi người đều biết rằng Hiến pháp năm
1793
168
và nền thống trị khủng bố đều do chính đảng dựa vào giai cấp vô sản khởi nghĩa tạo
ra: rằng cái chết của Rô-be-xpi-e đã nói lên sự chiến thắng của giai cấp tư sản đối với giai
cấp vô sản; rằng Ba-bớp và những người đồng mưu của ông đã từ trong tư tưởng dân chủ
năm 1793 rút ra được kết luận tiến bộ nhất có thể đạt được thời bấy giờ về bình đẳng. Cuộc
cách mạng Pháp từ đầu chí cuối là một phong trào xã hội và sau đó, dân chủ chính trị thuần
tuý đã trở thành vô nghĩa.
Dân chủ ngày nay là chủ nghĩa cộng sản. Bất cứ thứ dân chủ nào khác đều chỉ có thể tồn
tại trong đầu óc của những nhà lý luận uyên bác không cần biết gì đến những sự kiện thực tế
và cho rằng không phải con người và hoàn cảnh đã phát triển các nguyên tắc mà chính các
nguyên tắc tự nó phát triển. Dân chủ đã trở thành nguyên tắc của giai cấp vô sản, nguyên tắc
của quần chúng. Mặc dầu quần chúng không phải bao giờ cũng hiểu được rõ ràng cái ý nghĩa
duy nhất chính xác đó của dân chủ nhưng đối với họ, cái khái niệm dân chủ đã bao hàm khát
vọng, tuy còn mơ hồ, về bình đẳng xã hội. Đánh giá lực lượng chiến đấu của chủ nghĩa cộng
sản, chúng ta có thể yên trí tính cả quần chúng có tư tưởng dân chủ vào đó. Và khi các đảng
vô sản của các dân tộc khác nhau đoàn kết lại thì họ hoàn toàn có quyền viết lên lá cờ của
mình chữ "dân chủ" vì rằng, trừ những người dân chủ mà chúng ta chưa tính đến, tất cả
những người dân chủ châu Âu năm 1846 đều là người cộng sản ít nhiều giác ngộ.
Người cộng sản tất cả các nước có đầy đủ lý do tham dự lễ mừng nước Cộng hoà Pháp
mặc dù nó đã "lỗi thời". Một là, nhân dân tất cả các nước, vì ngu xuẩn mà bị lợi dụng vào
việc đàn áp cách mạng, rút cục khi đã hiểu rõ do lòng trung quân ái quốc mà họ đã làm một
việc ngu xuẩn như thế nào thì đều công khai xin lỗi người Pháp; hai là, toàn bộ phong trào xã
hội châu Âu hiện nay chỉ là màn thứ hai của cách mạng, chỉ là sự chuẩn bị cho việc kết thúc
vở kịch đã mở màn ở Pa-ri năm 1789 và hiện nay đã mở rộng sân khấu ra khắp châu Âu; ba
là trong thời đại tư sản đầy rẫy khiếp nhược, tự tư tự lợi và keo kiệt của chúng ta, hồi tưởng
lại cái năm vĩ đại ấy là hoàn toàn hợp thời, lúc bấy giờ toàn dân đã có một dạo vứt bỏ mọi sự
khiếp nhược, mọi tính tự tư tự lợi, mọi sự keo kiệt, lúc bấy giờ họ là những người dám chống
lại pháp luật và không lùi bước trước bất cứ cái gì, là những người có nghị lực sắt đá khiến