là vì nàng không làm ai đau khổ cả, nàng bao giờ cũng đối xử một cách hợp với tính người
đối với hoàn cảnh không có tính người. Nàng sở dĩ thiện là vì mặt trời và hoa đã vạch ra cho
nàng cái bản tính trong trắng như mặt trời và hoa của nàng. Cuối cùng nàng sở dĩ thiện là vì
nàng còn trẻ, còn chứa chan hy vọng và đầy sức sống. Cảnh ngộ của nàng không tốt vì nó
gây ra một sự cưỡng bức không tự nhiên đối với nàng, vì nó không phải là sự biểu hiện
những thiên tính có tính người của nàng, vì nó không phải là sự thực hiện những nguyện
vọng có tính người của nàng, vì nó đày đoạ người ta và chẳng có lạc thú gì. Không phải nàng
dùng lý tưởng về thiện mà là dùng cá tính vốn có của mình, bản tính tự nhiên của mình làm
thước đo cảnh ngộ sinh hoạt của mình.
Trong lòng giới tự nhiên, nơi mà xiềng xích của đời sống tư sản đã rời bỏ, Phlơ đơ Ma-ri
có thể tự do biểu hiện bản tính của mình, do đó bộc lộ thú vui sống trên đời, tình cảm dạt
dào, niềm vui say sưa hợp tính người trước cái đẹp của tự nhiên, tất cả những cái đó đều
chứng tỏ rằng cảnh ngộ của nàng trong xã hội tư sản chỉ mới làm tổn thương cái bề mặt của
bản chất của nàng, rằng cảnh ngộ đó chỉ là vận rủi mà thôi, còn bản thân nàng thì chẳng thiện
cũng chẳng ác, chỉ có tính người thôi.
"Ngài Rô-đôn-phơ ơi, hạnh phúc biết bao !... cỏ cây, đồng nội !... Nếu ngài cho phép em xuống xe thì tốt lắm... Trời đẹp
quá... Em muốn chạy nhảy trên nhừng bãi cỏ này quá chừng!".
Bước xuống xe ngựa nàng đi hái nhiều bông hoa cho Rô-đôn-phơ và "vui đến nỗi cơ hồ
không nói nên lời", v.v..
Rô-đôn-phơ bảo nàng rằng ông sẽ đưa nàng đến ấp trại của bà Gioóc-giơ. Nơi đây nàng sẽ
thấy những chuồng chim câu và chuồng bò, nơi đây sẽ có sữa, có bơ, hoa quả, v.v.. Đấy là
những ân trời đối với cô bé này. Nàng sẽ thích thú lắm, - đấy là ý nghĩ chủ yếu của nàng.
"Thậm chí ngài cũng không thể tưởng tượng rằng em muốn vui chơi biết nhường nào". Nàng
nói một cách rất ngây
thơ với Rô-đôn-phơ rằng số phận không may của nàng là do tự bản thân nàng gây ra: "Mọi
việc đã xảy ra là do em không biết tiết kiệm tiền bạc". Cho nên nàng khuyên Rô-đôn-phơ nên
tiết kiệm và gửi tiền vào quỹ tiết kiệm. Trí tưởng tượng của nàng hoàn toàn tập trung vào
những toà lâu đài trên không mà Rô-đôn-phơ xây dựng cho nàng. Nàng trở nên sầu muộn chỉ
vì nàng "đã quên mất hiện tại” và "sự trái ngược giữa hiện tại đó với ảo tưởng về một cuộc
đời tươi vui khiến nàng tưởng nhớ lại cảnh ngộ đáng kinh sợ của mình".
Cho tới đây, chúng ta thấy Phlơ đơ Ma-ri trong bộ mặt lúc đầu không có tính phê phán của
nàng. Ở đây Ơ-gien Xuy đã vượt lên trên thế giới quan hạn chế của mình. Ông đả kích vào
những thiên kiến của giai cấp tư sản. Bây giờ ông trao Phlơ đơ Ma-ri cho nhân vật chính là
Rô-đôn-phơ để tạ cái tội ngạo mạn của mình, để được sự tán dương của các ông già bà già,
của toàn thể cảnh sát Pa-ri, của tôn giáo hiện hành và của "sự phê phán có tính phê phán".
Rô-đôn-phơ trao Phlơ đơ Ma-ri cho bà Gioóc-giơ - một bà già bất hạnh mắc bệnh u buồn
và mê tín - trông nom. Bà đón tiếp ngay cô gái trẻ với những lời nói ngọt ngào: "Thượng đế