C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 169

Tuy liễu yếu đào tơ nhưng Phlơ đơ Ma-ri cũng biểu hiện ngay là nàng đầy sức sống, tinh

lực dồi dào, tâm hồn vui vẻ, tính tình hoạt bát, nghĩa là những phẩm chất mà riêng chúng
cũng có thể giải thích sự phát triển hợp tính người của nàng trong hoàn cảnh không có tính
người
của nàng.

Chống cự lại Dao bầu xông tới đâm nàng, nàng tự bảo vệ bằng kéo. Đây là cảnh khi chúng

ta gặp nàng lần đầu. Trong cảnh đó, trước mắt chúng ta, nàng không phải là một con cừu non
không có khả năng tự vệ, cúi đầu khuất phục trước bạo lực, mà là một cô gái biết bảo vệ
quyền lợi của mình và có thể kiên trì đấu tranh.

Tại quán rượu của bọn tội phạn ở phố Phe-vơ, nàng thuật lại cho Dao bầu và Rô-đôn-phơ

nghe cuộc đời của mình. Trong khi thuật lại, nàng đã dùng cái cười để đáp lại sự châm chọc
của Dao bầu. Nàng tự chê trách là sau khi ra tù nàng đã vung phí vào du lịch và trang sức mất
tất cả ba trăm phrăng mà nàng kiếm được trong tù, đáng lẽ ra thì nên đi kiếm việc làm,
"nhưng chẳng có ai khuyên bảo em cả". Việc hồi tưởng lại cái thảm hoạ trong đời
sống của nàng là bán mình cho mụ chủ quán rượu của bọn tội phạm làm cho nàng cảm thấy
buồn bã. Bấy giờ lần đầu tiên trong đời, nàng nhớ lại tất cả những sự biến ấy... "Thật thế, em
cứ nghĩ đến quá khứ là đau lòng... làm một người thành thực tất là rất tốt". Dao bầu châm
chọc: "Ừ, thì cứ để cho nàng làm người thành thực đi", nàng liền kêu lên: "Thành thực! trời
ơi! anh bảo em có thể thành thực bằng cách nào chứ!? Nàng kiên quyết tuyên bố rằng "Em
không phải là kẻ hay khóc sướt mướt" ("je ne suis pas pleurnicheuse"), nhưng tình cảnh sinh
hoạt của nàng thật đáng buồn - "điều đó rất không vui". Sau hết, trái với sự sám hối theo lối
đạo Cơ Đốc thì đối với quá khứ của mình, nàng nêu lên cái nguyên tắc có tính người vừa có
tính cách xtô-i-xiêng vừa có tính cách ê-pi-quya-riêng, nguyên tắc của con người tự do và
kiên cường:

"Rút cục, cái gì đã làm là đã làm rồi!".

Bây giờ chúng ta hãy theo Phlơ đơ Ma-ri trong cuộc dạo chơi đầu tiên với Rô-đôn-phơ.

"Nghĩ tới tình cảnh ghê sợ của mình, chắc cô thường cảm thấy đau khổ phải không?" - Rô-

đôn-phơ khao khát mở một cuộc bàn luận về đạo đức, cất tiếng hỏi như vậy.

Cô gái trả lời:

"Vâng, em đã nhiều lần ngắm nhìn sông Xen qua dãy lan can, nhưng sau đó em ngoảnh lại nhìn những bông hoa và vừng

thái dương và tự nhủ rằng: sông sẽ cứ ở mãi đây, còn ta mới hơn 16 xuân xanh. Nào ai biết nhỉ? Trong giờ phút đó, em cảm

thấy mình không đáng bị cái số phận đó, em cảm thấy mình còn có cái gì tốt đẹp. Em tự nhủ rằng đã nếm đủ mùi đau khổ,

nhưng ít ra xưa nay mình chưa từng hại ai cả".

Như vậy là Phlơ đơ Ma-ri coi tình cảnh của mình không phải là cái kết quả mà nàng tự do

sáng tạo ra, không phải là sự biểu hiện của cá nhân nàng, mà là một số phận không xứng
đáng với nàng. Số phận không may đó có thể thay đổi. Nàng còn rất trẻ.

Trong quan niệm của Ma-ri, thiệnác không phải là những khái niệm đạo đức trừu

tượng về thiện và ác. Nàng sở dĩ thiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.