C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 167

"Trật tự thế giới và những sự biến có tính anh hùng ca còn chưa kết hợp một cách nghệ thuật thành một chỉnh thể thống

nhất thực sự nếu như chúng chỉ chằng chịt với nhau thành một mớ hỗn độn mầu sắc sặc sỡ và biểu hiện ra trước chúng ta

dưới hình thức một sự biến đổi nhanh chóng khi là một mảnh trật tự thế giới" nào đó, khi là một màn kịch. Muốn hình thành

một thể thống nhất thực sự thì cần làm cho cả hai yếu tố - những bí mật của cái thế giới hỗn độn ấy và sự sáng tỏ, sự thẳng

thắn và lòng tin mà Rô-đôn-phơ dựa vào để thâm nhập và khám phá ra những bí mật đó - xung đột với nhau trong một

nhân duy nhất... Hoa cúc cũng sẽ chấp hành nhiệm vụ đó".

Ông Sê-li-ga xây dựng Hoa cúc y hệt như Bau-ơ xây dựng Đức mẹ.

Một bên là "cái có tính thần thánh" (Rô-đôn-phơ) được gán cho là có "đủ mọi uy lực và tự

do" và có nguyên tắc năng động duy nhất. Một bên là "Trật tự thế giới" tiêu cực với những
con người thuộc về trật tự thế giới đó. Trật tự thế giới là "cơ sở của hiện thực". Muốn cho cơ
sở đó không "bị hoàn toàn vứt bỏ", hoặc muốn cho "tàn dư cuối cùng của trạng thái tự nhiên
không bị tiêu diệt", muốn cho bản thân thế giới còn hưởng được một phần nào đó "nguyên
tắc phát triển" mà, đối lập với thế giới. Rô-đôn-phơ tập trung vào bản thân mình; muốn cho
"cái có nhân tính không bị mô tả thành hoàn toàn không có tự do và không có tính năng
động", - muốn tất cả những điều đó thì ông Sê-li-ga tất phải rơi vào "mâu thuẫn của ý thức
tôn giáo". Mặc dù ông ta cắt rời trật tự thế giới với hoạt động của nó, do đó tạo ra nhị nguyên
luận về quần chúng chết cứng và sự phê phán (Rô-đôn-phơ), ông ta lại vẫn buộc phải nhân
nhượng cho thế giới và quần chúng có một số thuộc tính của thần và xây dựng ở Hoa cúc sự
thống nhất tư biện của hai cái là Rô-đôn-phơ và thế giới (Xem "Sự phê phán những tác giả
phúc âm giống nhau", tập I, tr. 39).

Ngoài những quan hệ thực tế tại giữa chủ nhà ("lực lượng

cá nhân" đang tác động) với ngôi nhà của anh ta ("cơ sở khách quan"), tư biện thần bí cũng
như mỹ học tư biện còn cần có một nhân tố thứ ba là sự thống nhất cụ thể và tư biện, nghĩa là
cần có một chủ khách thể hợp cả nhà lẫn chủ nhà vào cùng một nhân vật duy nhất. Vì tư biện
không ưa nghiên cứu tỉ mỉ những môi giới tự nhiên nên nó không thấy rằng cùng "một mảnh
trật tự thế giới" như ngôi nhà chẳng hạn, đối với người này - ví dụ đối với chủ ngôi nhà - thì
là "cơ sở khách quan", còn đối với người khác - ví dụ người xây dựng ngôi nhà đó - thì lại là
"một sự biến có tính anh hùng ca". Sự phê phán có tính phê phán chê trách "giáo điều về sự
thống nhất" của "nghệ thuật lãng mạn", "thể thống nhất hiện thực" và với mục đích đó đem
thay thế mối liên hệ tự nhiên và có tính người giữa trật tự thế giới và sự biến thế giới bằng
một mối liên hệ ảo tưởng, một chủ - khách thể thần bí, giống như Hê-ghen đã đem thay thế
mối quan hệ hiện thực giữa người và giới tự nhiên bằng một chủ - khách thể tuyệt đối vừa là
toàn thể giới tự nhiên vừa là toàn thể nhân loại, tức tinh thần tuyệt đối.

Ở Hoa cúc có tính phê phán, "tội lỗi phổ biến của thời đại, tội lỗi của bí mật" trở thành "bí

mật của tội lỗi", hệt như ở anh hàng xén nợ nần chồng chất, tội lỗi phổ biến của bí mật trở
thành bí mật của nợ nần.

Căn cứ vào việc xây dựng ra Đức Mẹ thì Hoa cúc nói cho đúng ra phải là mẹ của Rô-đôn-

phơ, đấng cứu thế mới. Chính Sê-li-ga cũng đã tuyên bố như vậy:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.