rút ra từ giáo lý của đạo Cơ Đốc, theo đó thì sự thực hiện đầy đủ sự phân ly đó, việc hoàn
toàn ngăn cách người ta với thế giới và việc người ta tập trung tinh lực vào "cái tôi" duy linh
chủ nghĩa của mình là bản thân đức hạnh. Rô-đôn-phơ không bắt chước những điều người ta
làm ở Bi-giăng-xơ và ở vương quốc Phrăng đem nhốt Thày giáo vào một tu viện thực sự thì
ít ra ông ta cũng giam Thày giáo vào một tu viện quan niệm, một tu viện tối đen như mực mà
ánh sáng của thế giới bên ngoài không thể lọt vào được, một tu viện trong đó chỉ có lương
tâm không hoạt động và ý thức nhận tội của mình, một tu viện trong đó chỉ ẩn náu những hồi
ức hư ảo mà thôi.
Một thứ e thẹn tư biện nào đó không cho phép ông Sê-li-ga thẳng thắn thừa nhận lý luận
về hình phạt của nhân vật chính của mình là Rô-đôn-phơ, một thứ lý luận kết hợp hình phạt
trần
tục với sự sám hối và chuộc tội theo kiểu đạo Cơ Đốc. Ông Sê-li-ga không công khai thừa
nhận như thế mà lén lút gán cho Rô-đôn-phơ - dĩ nhiên là cũng dưới hình thức cái bí mật lần
đầu tiên bị vạch ra trước thế giới - một thứ lý luận chủ trương rằng hình phạt phải làm cho tội
phạm trở thành "quan toà" xét xử tội lỗi của "bản thân" mình.
Bí mật của bí mật đã bị bóc trần ấy chính là lý luận của Hê-ghen về hình phạt. Theo Hê-
ghen thì hình phạt là bản án mà tội phạm tự tuyên bố với bản thân mình. Gian-xơ đã phát
triển tỉ mỉ lý luận đó. Ở Hê-ghen, lý luận ấy là cái vỏ ngoài tư biện của cái jus talionis
1*
cổ
đại mà Can-tơ đã phát triển lên thành lý luận về hình phạt duy nhất trong pháp luật. Ở Hê-
ghen, việc tội phạm tự định tội mình vẫn chỉ là một "ý kiến", một sự giải thích tư biện về
những hình phạt kinh nghiệm thông dụng. Vì vậy, ông còn để cho hình thức hình phạt tuỳ
thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển của nhà nước, nghĩa là ông duy trì hình phạt như nó hiện
tồn tại. Chính ở chỗ này ông tỏ ra là một nhà phê phán lớn hơn con vẹt phê phán học đòi ông.
Cái thứ lý luận về hình phạt thừa nhận tội phạm cũng là con người thì chỉ có thể làm được
điều đó trong trừu tượng, trong tưởng tượng chính là vì hình phạt cưỡng bách đều mâu thuẫn
với phương thức hành động của con người. Vả lại, lý luận đó không thể thực hiện được. Sự
độc đoán thuần tuý chủ quan sẽ thay thế cho pháp luật trừu tượng, vì trong mỗi vụ án, việc
làm cho hình phạt thích hợp với cá tính của tội phạm là tuỳ thuộc vào quyền định đoạt của
những quan chức "đạo cao đức trọng". Pla-tô đã hiểu rằng luật pháp nhất định phải phiến
diện và không xét đến cá tính. Trái lại trong những quan hệ hợp với tính người, hình phạt
thực ra sẽ chỉ là sự tự kết án của người mắc lỗi mà thôi. Chẳng ai nghĩ đến phải đi thuyết
phục tội phạm
rằng bạo lực từ bên ngoài của người khác đối với anh ta là bạo lực của anh ta đối với chính
mình. Trái lại anh ta sẽ thấy những người khác là những vị cứu tinh tự nhiên giải thoát anh ta
khỏi hình phạt mà anh ta tự khép cho mình, nghĩa là quan hệ sẽ hoàn toàn đảo ngược.
Rô-đôn-phơ nói ra ý nghĩ thầm kín của mình tức là để lộ ra mục đích chọc mù mắt khi ông
ta bảo Thày giáo rằng:
"Mỗi lời nói của anh sẽ là một lời cầu nguyện".