C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 177

người chân trời hối cải vô hạn... ta chỉ bắt ngươi xa rời thế giới bên ngoài để ngươi chìm đắm trong đêm tối mịt mùng, một

mình hồi tưởng lại tội lỗi của mình... Ngươi sẽ buộc phải nhìn lại chính mình... Cái ý thức của ngươi đã bị ngươi hạ thấp đi,

sẽ thức tỉnh và sẽ đưa người tới hối cải.

Rô-đôn-phơ coi linh hồn thiêng liêng, thể xác con người là trần tục; do đó ông ta chỉ

coi linh hồn là bản chất chân thực, vì rằng theo sự mô tả có tính phê phán của ông Sê-li-ga về
loài người thì linh hồn là thuộc về thiên đường. Thành thử thể xác và sức lực của Thày giáo
không thuộc về loài người; không nên cải tạo sự biểu hiện sống của sức lực đó một cách hợp
với tính người, không nên trả nó về với loài người, cũng không nên đối xử với nó như một
cái gì về bản chất là có tính người. Thày giáo đã lạm dụng sức lực của mình, Rô-đôn-phơ đã
làm tê liệt, phá huỷ, tiêu diệt sức lực đó. Muốn giải thoát khỏi những biểu hiện xuyên tạc của
một lực lượng bản chất nào đó của con người thì chẳng có thủ đoạn nào có tính phê phán hơn
là tiêu diệt lực lượng bản chất ấy. Đó cũng là thủ đoạn của đạo Cơ Đốc khi móc mắt nếu mắt
gây ra tội ác, chặt tay nếu tay gây ra tội ác, tóm lại giết chết thể xác nếu thể xác gây ra tội ác,
vì mắt, tay, thể xác vốn chỉ là những cái đuôi thừa và tội lỗi của con người. Muốn chữa bệnh
tật của tính người thì phải tiêu diệt tính người. Không khác ý kiến của luật học "có tính phê
phán" ở điểm này, luật học của quần chúng cũng cho rằng việc phá huỷ, việc làm tê liệt lực
lượng của con người chính là liều thuốc giải độc đối với những biểu hiện có hại của những
lực lượng ấy.

Điều làm cho vĩ nhân của sự phê phán thuần tuý là ông Rô-đôn-phơ lúng túng trong luật

hình thông thường là quá trình từ toà án đến đoạn đầu đài xảy ra quá nhanh. Trái lại, ông ta
muốn kết hợp sự trả thù tội nhân với sự chuộc tội của tội nhân và sự nhận thức của anh ta về
tội ác của bản thân
, sự trừng phạt về thể xác với sự trừng phạt về tinh thần, sự đau khổ cảm
thấy được với sự đau khổ không cảm thấy được của sự sám hối. Hình phạt trần tục phải đồng
thời là thủ đoạn của đạo Cơ Đốc để giáo dục đạo đức.

Thứ lý luận về hình phạt kết hợp luật học với thần học ấy "bí mật đã bị bóc trần của những

bí mật" ấy chẳng phải gì khác hơn

là lý luận về hình phạt của giáo hội Thiên chúa giáo Ben-tam đã trình bày tỉ mỉ trong tác
phẩm "Lý luận về phạt và thưởng". Cũng trong tác phẩm này, Ben-tam còn chứng minh rằng
mọi hình phạt hiện nay đều không có hiệu nghiệm về mặt đạo đức. Ông gọi mọi thứ hình
phạt do pháp luật quy định là "những bài thơ nhại ở toà án".

Hình phạt mà Rô-đôn-phơ dùng để trừng trị Thày giáo cũng là hình phạt mà Ô-ri-ghen sử

dụng đối với chính mình, Rô-đôn-phơ đã thiến Thày giáo bằng cách cắt bỏ một cơ quan sinh
thực
của y là hai con mắt. "Con mắt là bó đuốc của thân thể". Chính Rô-đôn-phơ đã dùng
hình phạt làm mù mắt, điều đó khiến cho bản năng tôn giáo của ông ta được rạng rỡ. Đó là
hình phạt thông dụng trong toàn bộ đế quốc Cơ Đốc giáo Bi-găng-xơ và thịnh hành trong
thời kỳ trẻ trung và cường thịnh của những nhà nước Đức Cơ Đốc của Anh và Pháp. Tách rời
con người với thế giới cảm tính bên ngoài, giam hãm anh ta trong thế giới nội tâm trừu tượng
của mình nhằm buộc anh ta phải cải tà quy chính - làm mù anh ta - đấy là kết luận tất nhiên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.