đời phải chuyển hoá thành sự giao thiệp với thượng đế. Thượng đế phải hoàn toàn nắm lấy
nàng. Bản thân nàng vạch ra cho chúng ta thấy cái bí mật vì sao thượng đế không hoàn toàn
nắm lấy nàng. Nàng còn chưa hoàn toàn hiến dâng mình cho thượng đế, trái tim nàng còn bị
việc trần chi phối. Đó là tia chớp cuối cùng của bản tính lành mạnh của nàng. Cuối cùng
nàng đã hoàn toàn hiến dâng cho thượng đế bằng cách hoàn toàn từ bỏ cõi trần và bước vào
tu viện.
"Tu viện không phải là nơi
Của kẻ nào không có tội lỗi
Thật nhiều và thật lớn
Đến mức cả sớm lẫn chiều
không thể gặp được niềm tin
được ăn năn hối lỗi".
(Gơ-tơ)
78
Nhờ mánh khoé của Rô-đôn-phơ, ở tu viện, Phlơ đơ Ma-ri được chức thánh viện trưởng nữ
tu viện. Ban đầu nàng từ chối chức vị đó cho rằng mình không đủ tư cách. Mụ viện trưởng cũ
khuyên nàng:
"Con yêu quý, ta nói thêm đôi lời: trước khi vào giáo hội, đời con lầm lạc bao nhiêu thì trái lại cũng trong trắng và đáng
khen bấy nhiêu nên những đức hạnh phúc âm mà con đã nêu gương ở đây từ khi con đến với chúng ta, đã đền bù và chuộc
lại được trước mặt Chúa bất cứ quá khứ tội lỗi nặng nề như thế nào".
Qua lời nói của viện trưởng nữ tu viện, chúng ta thấy rằng những đức hạnh trần tục của
Phlơ đơ Ma-ri đều biến thành những đức hạnh phúc âm, hoặc nói đúng hơn, những đức hạnh
thực tế của nàng phải biểu hiện dưới hình thức biếm hoạ phúc âm.
Ma-ri trả lời viện trưởng nữ tu viện:
"Thưa đức mẹ, con cho rằng hiện nay con có thể đồng ý nhận chức vị đó được".
Đời sống ở tu viện không thích hợp với cá tính của Ma-ri - nàng chết. Đạo Cơ Đốc chỉ an
ủi nàng trong tưởng tượng. Hoặc sự an ủi của đạo Cơ Đốc đối với nàng chính là sự tiêu diệt
đời sống hiện thực và bản chất hiện thực của nàng, là cái chết của nàng.
Như vậy là lúc đầu Rô-đôn-phơ đã biến Phlơ đơ Ma-ri thành một cô gái có tội chết ăn năn
hối lỗi, tiếp đó biến cô gái có tội biết ăn năn hối lỗi thành nữ tu sĩ, cuối cùng biến nữ tu sĩ
thành thây ma. Khi chôn cất nàng, ngoài vị linh mục Cơ Đốc ra còn có vị linh mục phê phán
là Sê-li-ga đọc điếu văn.
Sê-li-ga gọi cuộc đời "vô tội" của Phlơ đơ Ma-ri là cuộc đời "tạm" và đối lập cuộc đời đó
với "tội lỗi vĩnh viễn và khó quên". Ông ta ca tụng nàng, ông nói "hơi thở cuối cùng" của
nàng là "lời cầu nguyện lòng nhân từ và sự tha thứ". Nhưng giống như vị mục sư tin lành, sau
khi trình bày tính tất yếu của ơn trên của Chúa, sự góp phần của người chết vào tội tổ tông