thất thường, dễ bị cảm, cho nên cơ hồ toàn bộ giai cấp có của phải mặc áo lót bằng nỉ mỏng;
khăn quàng, gi-lê, và băng bụng bằng nỉ mỏng đều rất thông dụng. Giai cấp lao động thì
không những không thể có cách dự phòng như vậy mà còn hầu như không bao giờ may được
một cái váy bằng len. Còn vải thô tuy dày hơn, cứng hơn và nặng hơn len dạ, nhưng chống
lạnh và chống ẩm thì lại kém hơn rất nhiều, vì dày và vì đặc tính của bản thân nguyên liệu
nên nó lại lâu khô, và nói
chung là kém xa hàng len dạ mịn về độ kín. Nếu một người lao động lúc nào có thể mua một
chiếc áo khoác ngoài bằng len để mặc ngày chủ nhật thì anh ta phải đến "cửa hàng bán rẻ" để
mua một loại vải xấu gọi là "devil's dust"
1*
, loại này làm ra "chỉ cốt để bán chứ không phải
để mặc", chỉ mặc độ nửa tháng là sờn hoặc rách ngay; hoặc anh ta phải đến hàng quần áo cũ
mua lại một chiếc áo cũ đã tàng tàng mà thời oanh liệt của nó đã qua lâu rồi và chỉ còn dùng
được trong vài tuần lễ. Hơn nữa, quần áo của phần lớn người lao động vốn đã không ra gì,
thế mà thỉnh thoảng có tấm nào hơi khá thì lại phải đem gửi nhà cầm đồ. Quần áo của rất
nhiều người lao động, nhất là những người Ai-rơ-len đúng là giẻ rách, thậm chí nhiều khi
không còn chỗ đặt miếng vá nữa hoặc vì vá víu nhiều quá nên không còn nhận ra được lúc
đầu nó có màu gì. Người Anh và người lai Anh - Ai-rơ-len vẫn cứ tìm được cách vá những
quần áo ấy, và về nghệ thuật này họ đã đạt tới mức rất đáng kinh ngạc: việc vá mụn bằng dạ
bằng vải đay thô lên nhung sợi bông và ngược lại, đối với họ không có khó khăn gì; nhưng
người Ai-rơ-len thực sự, mới di cư đến thì hầu như không vá quần áo bao giờ, trừ trường hợp
vạn bất đắc dĩ, tức là nếu không vá thì áo quần sẽ rơi thành từng mảnh mất. Những mảnh
rách của áo sơ-mi thường lủng lẳng qua các kẽ rách của áo vét ngắn hoặc quần. Như lời Tô-
mát Các-lai-lơ
1)
, người Ai-rơ-len mặc.
"quần áo bằng những mụn vải rách nát, cởi ra và mặc vào là một việc hết sức khó khăn chỉ tiến hành trong những ngày lễ
hoặc trong những trường hợp đặc biệt long trọng".
Người Ai-rơ-len cũng đã đưa vào Anh cái thói quen đi chân đất mà trước kia ở Anh chưa
từng có. Ngày nay ở tất cả các thành phố công xưởng, thấy rất nhiều người, nhất là đàn bà và
trẻ con, đi chân đất và cái thói quen ấy lan dần sang những người Anh nghèo khổ nhất.
Mặc thế nào thì ăn thế vậy: người lao động chỉ kiếm được những cái mà giai cấp có của
cho là tồi quá. Trong các thành phố lớn ở Anh, của ngon vật lạ cái gì cũng có, nhưng rất đắt,
người lao động phải tính từng xu trong chỉ tiêu, không thể nào bỏ ra nhiều tiền như thế được.
Thêm vào đó họ thường chỉ được lĩnh lương vào chiều thứ bảy, đúng là có một vài nơi đã trả
lương vào thứ sáu, nhưng sáng kiến này còn chưa thành phổ biến. Như vậy mãi đến tận bốn,
năm giờ hoặc đến bảy giờ chiều thứ bảy họ mới ra tới chợ, còn bọn tư sản đã chọn hết những
thứ ngon lành nhất từ buổi sáng rồi. Buổi sáng chợ đầy những thức ăn ngon nhất, nhưng khi
người lao động ra đến chợ thì những cái tốt nhất đã hết sạch; mà dù có còn đi nữa, thì chắc
họ cũng không thể mua được. Khoai tây họ mua thường thuộc loại tồi nhất, rau thì héo, phó-