C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 271

mát thì để lâu và phẩm chất tồi, mỡ lợn ôi, thịt không béo, dai, của súc vật gầy, già, thường là
của súc vật ốm hoặc chết, nhiều khi đã gần thối hỏng. Cung cấp cho công nhân thường là
nhừng người buôn bán nhỏ; họ mua những hàng tồi, và chính vì hàng kém phẩm chất nên họ
mới bán được rẻ như vậy. Những người lao động nghèo khổ nhất còn phải xoay xở một cách
đặc biệt để với một số tiền ít ỏi của họ, họ có thể mua được những thực phẩm cần thiết, dù là
phẩm chất tồi: vì đến nửa đêm thứ bảy tất cả các cửa hàng đều phải đóng cửa và ngày chủ
nhật thì không có mua bán gì, nên khoảng giữa mười và mười hai giờ đêm các cửa hàng bán
những thứ hàng không thể để lại đến sáng thứ hai với giá rất rẻ. Nhưng những thức ăn đến
mười giờ đêm thứ bảy còn ế lại thì đến sáng chủ nhật, chín phần mười là không ăn được nữa,
và đó chính là thức ăn chủ nhật của giai cấp nghèo

khổ nhất. Loại thịt mà người lao động mua được thường là không thể ăn được nhưng vì đã
mua về thì đành phải ăn thôi. Ngày 6 tháng Giêng 1844 (nếu tôi không nhầm) ở Man-se-xtơ,
một toà án địa phương (court leet) xử phạt mười một người bán thịt vì đã bán thịt không thể
ăn được. Trong đó, một hàng có nguyên một con bò, một hàng có nguyên một con lợn, một
hàng có mấy con cừu, một hàng có năm sáu mươi pao thịt bò; tất cả những thứ ấy đều bị tịch
thu vì đã hoàn toàn không thể ăn được nữa. Người ta đã tịch thu 64 con ngỗng quay nhồi thịt
cho lễ Nô-en của một trong những người bán thịt ấy, vì bán ế ở Li-vớc-pun, nên được chở
đến Man-se-xtơ, khi ra đến chợ thì đã trương phềnh lên và đã xông lên mùi hôi thối. Báo
"Manchester Guardian"

103

có tường thuật tỉ mỉ chuyện này, nêu cả tên người và số tiền phạt.

Cũng tờ báo đó, trong sáu tuần lễ từ 1 tháng Bảy đến 14 tháng Tám, đã đăng tin về ba vụ
tương tự: số báo ngày 3 tháng Bảy đăng tin ở Hây-út đã tịch thu một con lợn 200 pao mà
người bán thịt tìm thấy đã chết và đang trương phềnh lên nhưng vẫn đem xẻ thịt ra bán; theo
số báo ngày 31 tháng Bảy, hai hàng thịt ở Uy-gan, trong đó một người đã mắc tội này không
phải là lần đầu, bị xử 2 và 4 pao xtéc-linh tiền phạt vì đã bán thịt không thể ăn được; cuối
cùng, theo số báo ngày 10 tháng Tám, một quầy bán lẻ ở Bôn-tơn bị tịch thu 26 cái dăm-
bông không thể ăn được, đem đốt trước công chúng, và bị phạt 20 si-linh. Nhưng đây chưa
phải là đã kể hết mọi trường hợp, cũng không thể xem đó là con số trung bình trong sáu tuần
để từ đó suy ra con số trung bình hàng năm. Có những thời gian mỗi số báo "Guardian", báo
này ra tuần hai kỳ đều có đăng tin về những trường hợp tương tự xảy ra hoặc ở Man-se-xtơ,
hoặc ở các thành phố công xưởng bên cạnh. Đồng thời nên nhớ rằng vì phạm vi rộng lớn của
các chợ nằm dọc tất cả các phố lớn và vì sự kiểm tra không nghiêm ngặt, cho nên nhiều
trường hợp đã lọt qua mắt các viên kiểm tra chợ nến không thì cắt nghĩa làm sao được việc
các hàng thịt đã trắng trợn đem cả
từng con vật đã thối ra bán? Nếu chú ý rằng với hình phạt quá nhẹ như đã nói trên thì thấy sự
cám dỗ của lối buôn bán ấy đối với những người tiểu thương có sức mạnh biết chừng nào;
nếu hình dung được một miếng thịt như thế nào mới bị các viên kiểm tra cho là hoàn toàn
không thể ăn được và tịch thu, thì không thể tin được là người lao động bình thường có thể
mua được thịt ngon và bổ. Nhưng về các mặt khác họ còn phải khổ vì lòng tham của giai cấp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.