tư sản. Bọn thương nhân và bọn chủ xưởng làm giả các loại thực phẩm một cách vô lương
tâm nhất, hoàn toàn coi rẻ sức khoẻ của những người buộc phải tiêu thụ những thực phẩm đó.
Trên kia ta đã dẫn chứng ở báo "Manchester Guardian", bây giờ ta hãy nghe một tờ báo khác
của giai cấp tư sản - tôi thích đưa đối thủ của mình ra làm chứng, - tờ "Liverpool Mercury".
Người bán bơ mặn giả làm bơ tươi bằng cách trải qua một lớp bơ tươi trên mặt những tảng bơ mặn, để đánh lừa khẩu vị,
hoặc để một pao bơ tươi ở trên cho nếm thử rồi sau đó bán bơ mặn, hoặc rửa bớt muối rồi bán làm bơ tươi. - Đường thì đem
trộn bột gạo hoặc những chất gì rẻ tiền rồi mang bán theo giá đường tinh. Những cặn bã nấu xà phòng cũng đem trộn với
những thứ khác giả làm đường. Cà-phê bột thì trộn lẫn bột cải đắng hoặc những thứ rẻ tiền khác; nhiều khi làm giả Cà-phê
chưa xay bằng cách tạo ra những hình dáng giống hạt cà-phê - Ca-cao thường trộn lẫn với đất sét màu nâu xám nghiền vụn
có phết mỡ cừu để cho dễ lẫn với ca-cao thật. - Chè thì trộn lẫn với lá mận gai và những thứ giống như thế hoặc lá chè đã
pha rồi đem phơi khô, rang trên tấm đồng nung nóng để lấy lại mầu chè rồi bán làm chè mới. Hạt tiêu thì trộn lẫn với vỏ đậu
nghiền thành bột, v.v.. Rượu Poóc-tô thì dứt khoát là làm giả (bằng thuốc màu, cồn và những thứ khác), vì mọi người đều
biết chỉ riêng số rượu Poóc-tô tiêu thụ ở Anh đã nhiều hơn số rượu Poóc-tô mà tất cả các vườn nho ở Bồ Đào Nha có thể
cung cấp được. Các loại thuốc lá bán ở thị trường đều pha lẫn với đủ mọi thứ đáng tởm".
(Ở đây tôi có thể bổ sung rằng việc làm giả thuốc lá phổ biến đến nỗi nhiều tay buôn thuốc
lá vào loại có tiếng nhất ở Man-se-xtơ, mùa hè vừa qua đã công khai tuyên bố rằng việc kinh
doanh của họ không thể tồn tại nếu không làm giả và tất cả mọi loại xì-gà giá dưới ba pen-ni
một điếu đều không phải là thuốc lá nguyên chất). Tất nhiên, không phải chỉ trong các loại
thực phẩm mới có
sự làm giả, tôi còn có thể kể ra hàng tá ví dụ nữa, như cái thói đê tiện trộn bột thạch cao hoặc
bột phấn vào bột mì. Người ta lừa bịp khắp mọi nơi: nỉ mỏng, bít tất, v.v. thì kéo căng ra cho
có vẻ dài, và mới giặt lần đầu đã co lại; dạ khổ hẹp hơn quy cách mất một in-sơ rưỡi hoặc ba
in-sơ được bán làm dạ khổ rộng; bát đĩa thì tráng men mỏng đến nỗi lớp men bong đi ngay;
và còn hàng nghìn sự lừa lọc như vậy nữa. - Tout comme chez nous
1*
. Nhưng ai là người
phải chịu những hậu quả tai hại của sự giả mạo ấy nhiều hơn người lao động? Anh nhà giàu
không bị lừa vì anh ta có thể mua giá cao ở các cửa hàng lớn mà các chủ cửa hàng này phải
giữ tiếng, vì nếu họ bán hàng xấu và giả thì chính họ lại bị thiệt nhất; ngoài ra, anh nhà giàu
còn rất tinh trong việc ăn uống, vị giác khá nhạy của anh ta rất dễ phát hiện sự giả mạo.
Nhưng kẻ nghèo, người lao động phải tính từng xu, phải mua được nhiều hàng với số tiền ít
ỏi, không thể và cũng không biết chú ý nhiều tới chất lượng, mà càng không biết làm việc đó
vì chưa bao giờ có dịp phát triển vị giác của mình, chính kẻ nghèo phải mua tất cả những
thực phẩm giả, thường bị nhiễm độc ấy. Họ bắt buộc phải mua ở quầy hàng nhà buôn nhỏ,
thậm chí thường phải mua chịu; còn những nhà buôn nhỏ ấy vì vốn ít mà phí tổn kinh doanh
lại nhiều, nên ngay cùng một loại hàng, cũng không thể bán rẻ bằng nhà buôn lớn, - và vì
khách hàng đòi mua giá rẻ cũng như vì phải cạnh tranh với kẻ khác, cho nên cố ý hay không
cũng phải bán những hàng giả. Hơn nữa nếu nhà buôn lớn đã bỏ vào kinh doanh một số vốn
to, sẽ mất tín nhiệm và bị phá sản một khi hành vi gian lận bị phát giác, - còn một chủ hiệu
nhỏ chỉ cung cấp cho một đường phố nào đó, nếu bị phát giác là gian lận thì sẽ mất gì? Nếu