thì chỉ chủ nhật mới ăn thịt hoặc mỗi tuần ăn hai, ba lần, còn thì ăn bánh mì và khoai tây
nhiều hơn. Nơi nào tiền lương thấp hơn nữa thì thịt chỉ còn là tí thịt mỡ cắt thành miếng nhỏ
trộn với khoai tây; lương thấp hơn nữa, thì tí thịt mỡ ấy cũng không có, chỉ còn pho-mát,
bánh mì, cháo yến mạch (porridge) và khoai tây; cuối cùng, đối với những công nhân lương
thấp nhất, tức những người Ai-rơ-len, thì khoai tây là thức ăn duy nhất. Đồng thời, nói chung
họ đều uống một thứ nước chè loãng, thỉnh thoảng có đường, hoặc pha ít sữa hay chút rượu;
ở Anh, và cả ở Ai-rơ-len, nước chè được coi là đồ uống cũng quan trọng và cần thiết như là
cà-phê ở nước Đức chúng ta; không có nước chè uống là nhà cực kỳ nghèo khổ. - Nhưng
muốn có tất cả những cái ấy thì điều kiện đầu tiên là công nhân phải có việc làm; khi anh
không có việc làm, thì hoàn toàn là nhờ may rủi, anh ta ăn cái gì người ta cho, cái gì xin được
hoặc ăn cắp được; nếu không kiếm được gì cả thì cứ việc chết đói, như đã thấy ở trên. Cố
nhiên số lượng và phẩm chất thức ăn là do tiền lương quyết định, cho nên những công nhân
lương thấp đói ngay trong khi họ có việc làm, nhất là khi họ có gia đình đông người; số công
nhân lương thấp ấy lại rất nhiều. Đặc biệt là ở Luân Đôn, nơi mà sự cạnh tranh giữa công
nhân cùng tăng lên theo với dân số, tầng lớp công nhân ấy rất đông, nhưng ở các thành phố
khác cũng thấy có tầng lớp ấy. Trong tình hình ấy, người ta xoay xở đủ cách, và do không có
thức ăn nào khác, người ta phải ăn cả vỏ khoai, lá rau nhặt bỏ đi, hoa quả thối
1)
, và phàm cái
gì còn chứa chút ít chất ăn được là người ta đều tham lam vơ vét hết. Khi chưa hết tuần mà
tiền lương hàng tuần đã cạn, thì thường trong mấy ngày cuối tuần cả nhà không ăn gì cả,
hoặc chỉ ăn chút gì thật cần thiết để khỏi chết đói thôi. Phương thức sống như vậy nhất định
phải gây nên vô số bệnh tật và khi bệnh tật chỉ vừa mới bắt đầu xảy ra, nhất là khi người đàn
ông đau ốm - người chủ yếu nuôi gia đình, người cần ăn nhiều nhất vì lao lực quá nhiều và
do đó cũng là người đầu tiên ốm thì nỗi cùng khổ càng lớn và càng bộc lộ đặc biệt rõ rệt tính
tàn nhẫn của xã hội, bỏ mặc cho số phận những thành viên của mình chính khi họ cần đến sự
giúp đỡ của xã hội nhiều nhất.
Để kết thúc, chúng ta hãy tóm tắt lại những sự việc đã thuật lại ở chương này. Cư dân các
thành phố lớn chủ yếu là công nhân, vì nhiều lắm thì cũng hai người công nhân mới có một
người tư sản, thường thì là ba người công nhân, có nơi đến bốn người công nhân mới có một
người tư sản; những người công nhân đó bản thân không có chút tài sản gì đáng kể và chỉ
sống bằng tiền lương và hầu hết là luôn luôn chỉ vừa đủ ăn; cái xã hội gồm những
nguyên tử rời rạc ấy hoàn toàn không quan tâm đến họ, để mặc cho họ tự lo lấy việc nuôi
mình và nuôi gia đình nhưng lại không cấp cho họ phương tiện để có thể thường xuyên và
thật sự giải quyết những nhu cầu ấy, cho nên mỗi người công nhân, thậm chí là công nhân
giỏi nhất cũng luôn luôn có thể bị mất việc, và do đó cũng sẽ không có ăn, và nhiều người đã
bị như vậy; nhà cửa của người lao động đều quy hoạch tồi, xây dựng tồi, không được giữ gìn,
bí hơi, ẩm thấp và thiếu vệ sinh: người ở chen chúc nhau, và trong đa số trường hợp, thì trong
một phòng ít ra cũng có cả một gia đình ngủ; đồ đạc trong nhà cũng phù hợp với mức độ bần
cùng khác nhau, có khi đến những đồ dùng cần thiết nhất cũng không có; quần áo của công