C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 505

của giới thày tu. Những nguyên tắc của Hiến pháp 1812 đã được đưa ra chậm hơn để cổ vũ
nhân dân tiếp tục đấu tranh, nhưng bản thân những nguyên tắc ấy lại sản sinh ra ở Pháp, I-ta-
li-a không bao giờ là kẻ thù của Na-pô-lê-ông vì ông ta chỉ đem lại lợi ích cho nó và nó đã
cảm ơn ông ta về việc nó có thể tồn tại với tư cách một quốc gia. Ở Ba Lan tình hình cũng
như vậy. Về chỗ Đức phải cảm tại Na-pô-lê-ông thì tôi đã nói trong bức thư thứ nhất.

Tất cả các cường quốc thắng trận đều coi sự sụp đổ của Na-pô-lê-ông là sự diệt vong của

cách mạng Pháp và sự thắng lợi của những nguyên tắc của chủ nghĩa chính thống. Kết quả
của tình trạng này dĩ nhiên là sự khôi phục những nguyên tắc ấy ở đất nước mình, ban đầu
còn che đậy dưới những câu xúc động lòng người như "Liên minh thần thánh", "hoà bình
vĩnh cửu", "phúc lợi chung", "sự tín nhiệm lẫn nhau giữa đức vua và bề tôi", v.v.
và v.v., nhưng sau đó thì không còn che đậy nữa mà là dựa vào lưỡi lê và nhà tù. Sự bất lực
của kẻ chinh phục đã thể hiện đầy đủ ngay cả ở sự việc là dân tộc Pháp - một dân tộc cuối
cùng đã thua trận sống dưới một vương triều đáng căm ghét mà người ta đã gán cho nó, một
vương triều dựa vào 15 vạn lưỡi lê ngoại bang - vẫn làm cho những kẻ thù chiến thắng phải
run sợ đến nỗi phải để cho họ hưởng một hiến pháp khá tự do; trong khi đó các nước khác,
với tất cả mọi cố gắng của mình và những câu huênh hoang về tự do, chẳng được hưởng gì
ngoài những danh từ đẹp đẽ và theo sau là những viên đạn chì. Sự đàn áp cuộc cách mạng
Pháp đã được đánh dấu bằng cuộc tàn sát những người cộng hoà ở miền Nam nước Pháp,
bằng việc thiêu sống người của toà án tôn giáo và việc phục hồi chế độ chuyên chế ở Tây
Ban Nha và I-ta-li-a, bằng luật đóng cửa khẩu và sự kiện "Pi-téc-lô" ở Anh. Bây giờ chúng ta
thấy nước Đức cũng đi theo con đường ấy.

Trong tất cả các nước ở Đức, vua Phổ là người đầu tiên tuyên chiến với Na-pô-lê-ông.

Nước Phổ bấy giờ ở dưới sự thống trị của Phri-đrích Vin-hem III, biệt hiệu là "Đức vua chính
trực", là một trong những tên đại ngốc cho tới nay vẫn là đồ trang trí cho các ngôi vua. Bẩm
sinh ra hắn chỉ đáng làm một tên cai đi kiểm tra cúc áo của binh sĩ xem có chỉnh tề không;
hắn là một tên dâm đãng tàn nhẫn nhưng đồng thời lại hay tuyên truyền đạo đức, hắn chẳng
biết dùng cách nói nào khác ngoài cách nói không rõ ràng dứt khoát, còn về nghệ thuật viết
mệnh lệnh thì chỉ có con trai hắn mới trội hơn, hắn chỉ biết có hai cảm giác là sợ hãi và kiêu
căng kiểu thầy cai. Trong nửa đầu thời kỳ thống trị của hắn, tình cảm chính của hắn là sợ hãi
Na-pô-lê-ông, người đã tỏ thái độ hào hiệp khinh miệt hắn và đã trả lại cho hắn một nửa
vương quốc vì cho rằng không cần khống chế nước này. Do sự sợ hãi ấy, nhà vua đã giao
quyền cho một số nhà cải cách nửa vời như Héc-đen-béc, Stai-nơ, Suên, Sác-nơ-hoóc-xtơ,
v.v., thay mình trị vì đất nước, những nhà cải cách này đã đặt cơ sở cho một tổ chức
thị chính tự do hơn, xoá bỏ chế độ nông nô, thay lao dịch phong kiến bằng địa tô hoặc bằng
một khoản nợ cố định thanh toán trong 25 năm; nhưng chủ yếu là họ đã đặt cơ sở cho một tổ
chức quân sự sẽ đem lại cho nhân dân một lực lượng to lớn và sớm muộn sẽ được dùng để
chống chính phủ. Một hiến pháp "đã được biên soạn" nhưng cho tới nay vẫn chưa ra mắt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.