C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 506

Dưới đây chúng ta sẽ thấy sau sự thất bại của cách mạng Pháp, tình hình Phổ sẽ diễn ra theo
con đường nào.

Cuối cùng, khi con "quái vật đảo Coóc-xơ" đã bị nhốt chặt thì các vị độc tài lớn bé liền mở

một cuộc đại hội ở Viên để phân chia những của cải cướp được cùng với tiền thưởng và xét
xem tình trạng trước cách mạng có thể khôi phục đến mức độ nào. Các dân tộc đã bị mua vào
và bán ra, chia cắt và sáp nhập, miễn sao phù hợp nhiều nhất với lợi ích và nguyện vọng của
bọn thống trị thuộc các dân tộc đó. Chỉ có ba trong số các nước tham dự đại hội là biết rõ
chúng muốn gì. Anh muốn duy trì và mở rộng ưu thế của mình trong thương nghiệp, chiếm
lấy phần lớn nhất của số bóc lột được ở thuộc địa và làm suy yếu các nước khác. Pháp muốn
giảm nhẹ tới mức thấp nhất nỗi bất hạnh của mình và làm suy yếu các nước khác. Nga muốn
tăng cường thực lực của mình, mở rộng lãnh thổ của mình và làm suy yếu các nước khác. Tất
cả các nước còn lại thì đã xuất phát từ những lý do tình cảm, từ tính ích kỷ nhỏ nhen và thậm
chí một số lại xuất phát từ một tính không vụ lợi kỳ quặc.

Kết quả là Pháp đã đảo lộn kế hoạch của các nước lớn ở Đức, Nga đã chiếm được phần tốt

nhất của Ba Lan, còn Anh thì bằng cách ký hoà ước mở rộng quyền bá chủ của mình trên
biển với mức độ lớn hơn là bằng chiến tranh và đã chiếm được ưu thế trên tất cả các thị
trường lục địa, - điều đó chẳng có lợi gì cho nhân dân Anh, nhưng là nguồn làm giàu lớn cho
giai cấp tư sản Anh. Các nước ở Đức không quan tâm đến cái gì ngoài nguyên tắc chính
thống thân yêu, đã lại bị lừa một phen nữa và trong khi ký hoà
ước đã mất hết mọi thứ đạt được trong chiến tranh. Đức vẫn bị chia sẻ thành 38 nước; tình
trạng chia sẻ ấy cản trở mọi tiến bộ trong nước, khiến cho Đức yếu hơn Pháp rất nhiều và vẫn
giữ địa vị thị trường tốt nhất cho hàng công nghiệp Anh, chỉ có lợi cho việc làm giàu của giai
cấp tư sản Anh. Tầng lớp này của nhân dân Anh khoác lác về tính hào hiệp của mình, tuồng
như đã phải bỏ ra những số tiền lớn để tiếp tục cuộc chiến tranh chống Na-pô-lê-ông; hay cứ
giả định rằng chính giai cấp tư sản,- chứ không phải nhân dân lao động, - đã thực sự bỏ ra
khoản tiền viện trợ đó thì tính hào hiệp ấy của nó cũng chỉ nhằm có mỗi một điều là mở lại
thị trường lục địa của mình, và điều này đã có lợi cho nó: mức lợi nhuận mà nó thu được từ
khi ký hoà ước, chỉ riêng ở nước Đức thôi, ít ra cũng đã gấp 6 lần số viện trợ. Sự hào hiệp ấy
của giai cấp tư sản là ban đầu biếu anh một tặng phẩm dưới hình thức viện trợ, rồi sau đó lấy
mất của anh nhiều gấp 6 lần dưới hình thức lợi nhuận. Nếu khi kết thúc chiến tranh mà tình
hình ngược hẳn lại: nước Anh tràn ngập hàng hoá Đức chứ không phải Đức phải lệ thuộc về
công nghiệp vào một số nhỏ nhà tư bản Anh, thì liệu họ có sốt sắng mở túi viện trợ như thế
không?

Dù sao thì Đức cũng đã bị người khác đánh lừa, chủ yếu, bởi những người được gọi là bạn

và đồng minh của mình. Điều đó không làm tôi đặc biệt phiền lòng vì tôi biết rất rõ rằng
chúng tôi sắp sửa cải tổ lại xã hội châu Âu, làm mất khả năng phát sinh một bên là sự cấu kết
hèn hạ tương tự và một bên là sự sai lầm ngu xuẩn tương tự. Nhưng tôi muốn chỉ rõ, một là
nhân dân Anh cũng như nhân dân bất cứ một nước nào khác cũng đều chẳng được lợi lộc gì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.