Theo ý kiến của sự phê phán có tính phê phán thì mọi tai hoạ đều chỉ ở trong "tư duy" của
công nhân. Đúng vậy, công nhân Anh và Pháp đã tổ chức ra các đoàn thể trong đó vấn đề
được đem ra trao đổi giữa công nhân với nhau không chỉ là nhu cầu trực tiếp của họ về mặt là
công nhân mà còn là nhu cầu trực tiếp của họ về mặt là con người. Tổ chức ra những đoàn
thể ấy, công nhân đã chứng tỏ rằng họ đã hiểu hết sức sâu sắc và rộng rãi cái lực
lượng "vĩ đại" và "không gì so sánh được" sinh ra từ trong sự hợp tác của họ. Nhưng những
công nhân cộng sản chủ nghĩa có tính quần chúng ấy, ví dụ những người làm công ở các
công xưởng Man-se-xtơ và Ly-ông, không hề nghĩ rằng dùng "tư duy thuần tuý", nghĩa là chỉ
dựa vào những nghị luận của họ, là có thể thoát khỏi bọn chủ của họ và khỏi địa vị nhục nhã
thực tế của bản thân họ. Họ rất đau khổ cảm thấy sự khác nhau giữa tồn tại và tư duy, giữa ý
thức và đời sống. Họ biết rằng tài sản, tư bản, tiền bạc, lao động làm thuê và những cái như
thế đều hoàn toàn không phải là ảo ảnh trong tưởng tượng, mà là sản phẩm hết sức thực tế,
hết sức cụ thể của sự tự tha hoá của công nhân, rằng vì vậy họ cũng phải dùng phương thức
thực tế và cụ thể để tiêu diệt chúng để cho con người có thể trở thành con người không
những trong tư duy, trong ý thức mà cả trong sự tồn tại có tính quần chúng, trong đời sống
nữa. Còn sự phê phán có tính phê phán thì trái lại, dạy công nhân rằng miễn là họ xoá bỏ
trong tư tưởng cái ý nghĩ lao động làm thuê, miễn là trong tư tưởng họ không còn coi mình là
công nhân làm thuê nữa, và dựa vào sự tưởng tượng ngông cuồng ấy không còn để cho người
ta trả thù lao cho mình coi là người cá biệt nữa, là họ thực sự không còn là công nhân làm
thuê nữa. Sau đó, với tư cách là nhà duy tâm tuyệt đối với tính cách sinh vật ê-te; dĩ nhiên là
họ có thể sống bằng ê-te của tư duy thuần tuý. Sự phê phán có tính phê phán dạy công nhân
rằng khi nào họ xoá bỏ được, trong tư tưởng, cái phạm trù tư bản thì họ cũng trừ bỏ được tư
bản hiện thực, khi nào họ cải biến được trong ý thức của mình, cái "tôi trừu tượng" của mình,
gạt bỏ một cách khinh bỉ mọi hành động thực sự cải biến sự sinh tồn hiện thực của mình, cải
biến điều kiện hiện thực của sự sinh tồn của mình, tức là cải biến cái "tôi" hiện thực của mình
coi như những hành động không có tính phê phán thì họ sẽ thực sự biến đổi và chuyển hoá
thành con người hiện thực. Cái "tinh thần" coi hiện thực thực tại chỉ là phạm trù đương nhiên
sẽ quy mọi hoạt động và thực tiễn của con người thành quá trình tư duy biện
chứng của sự phê phán có tính phê phán. Sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội của nó với chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản của quần chúng cũng chính là ở đấy.
Sau lập luận hùng vĩ của mình, ông Ét-ga dĩ nhiên phải "từ chối" không cho sự phê phán
của Pru-đông là có "ý thức".
"Nhưng Pru-đông cũng muốn thành người thực tế". "Ông nghĩ rằng ông đã nhận thức được". "Tuy thế" - sự yên tĩnh của
nhận thức đắc ý kêu lên - "hiện nay, chúng ta cũng còn phải từ chối không cho ông ta có sự yên tĩnh của nhận thức". "Chúng
ta trích dẫn mấy chỗ trong tác phẩm của ông ta để chỉ rõ rằng ông ta rất ít suy nghĩ biết bao đến thái độ của mình đối với xã
hội".
Sau này, chúng ta còn phải trích dẫn mấy đoạn trong tác phẩm của sự phê phán có tính phê
phán (xem "Ngân hàng của người nghèo" và "Nông trang kiểu mẫu") để chỉ rõ rằng ngay cả