C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 552

168 Hiến pháp năm 1793 được định ra trong những tháng đầu của nền chuyên chính Gia-cô-banh ở Pháp là hiến pháp dân

chủ nhất trong các hiến pháp tư sản. Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền ở đầu Hiến pháp đã tuyên bố chủ quyền

của nhân dân, quyền của nhân dân được làm cách mạng chống lại cái chính phủ đã cướp đoạt chính quyền của họ, và thừa

nhận nghĩa vụ của xã hội bảo đảm việc

làm cho người vô sản và quan tâm đến những người không có khả năng lao động. Hiến pháp xoá bỏ sự hạn chế về tài

sản và thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu. Đồng thời nó tuyên bố chế độ tư hữu là bất khả xâm phạm. Hiến pháp

năm 1793 không thực hiện được trong tình hình nội chiến và can thiệp của thế lực phản cách mạng và sau ngày 9

tháng Nóng 1794 đã bị giai cấp đại tư sản phản cách mạng nắm chính quyền huỷ bỏ.- 790.

169 Chỉ những thắng lợi mà quân đội cách mạng Pháp đã giành được khi chiến thắng quân đội của cuộc liên minh lần thứ

nhất của bọn vua chúa phản cách mạng châu Âu ở Giê-máp-pơ ngày 6 tháng Mười một 1792 và ở Phlơ-ruýt ngày 26

tháng Sáu 1794.- 792.

170 Lưu lại Luân Đôn vào nửa cuối tháng Tám 1845, Mác và Ăng-ghen đã trực tiếp thúc đẩy sự tiếp xúc giữa các nhà hoạt

động của phong trào công nhân Anh với các đại biểu của các nhà chính trị lưu vong; hai ông đã tham dự hội nghị hiệp

thương của phái Hiến chương và các nhà lãnh đạo các đoàn thể Luân Đôn của đồng minh những người chính nghĩa với

các nhà hoạt động của phong trào cách mạng dân chủ các nước, theo tin của tờ "The Northern Star" ngày 23 tháng Tám

1845 thì hội nghị này được sự ủng hộ của Ăng-ghen đã thông qua một nghị quyết sau đây: "Triệu tập một cuộc hội nghị

công khai của các nhà dân chủ tất cả các nước hiện đang cư trú ở Luân Đôn để thảo luận việc thành lập một hội liên hiệp

có mục đích cùng nhau tìm hiểu - qua hội nghị liên tịch họp từng thời gian nhất định - phong trào đang tiến hành ở mỗi

nước vì sự nghiệp chung". Nhưng Mác và Ăng-ghen đều không dự cuộc hội nghị ngày 22 tháng Chín vì đã rời khỏi Luân

Đôn.- 794.

171 Thơ của T. Cu-pơ "Nơi rửa tội của kẻ tự sát. Mười tập thơ trong tù", viết phỏng theo thơ của Bai-rơn "Sa-in Ha-rôn", đã

xuất bản ở Luân Đôn năm 1845.- 795.

172 "L'Union. Bulletin des ouvriers rédigé et publíc par eux mêmes " ("Liên minh. Truyền tin công nhân, do công nhân tự

biên tập và xuất bản") là tạp chí ra hàng tháng ở Pa-ri từ tháng Chạp 1843 đến tháng Chín 1846, do một nhóm công nhân

chịu ảnh hưởng của tư tưởng Xanh-Xi-mông xuất bản.- 795.

173 Vụ án tháng Tư là vụ thẩm vấn 167 nhà hoạt động của phong trào công nhân và cộng hoà ở Pháp bị buộc tội phản quốc

nhân cuộc khởi nghĩa ở Ly-ông và các cuộc tấn công cách mạng ở Pa-ri và các thành phố khác vào tháng Tư 1834. Trong

số bị cáo có cả lãnh tụ của Hội nhân quyền và dân quyền là một tổ chức bí mật có xu hướng cộng hoà. Trong cuộc thẩm

vấn năm 1835, phần lớn bị cáo bị kết án

tàn nhẫn: đày sang các thuộc địa hoặc tù dài hạn. Một bộ phận bị cáo, trong đó có 28 người đã bỏ trốn trong thời gian

thẩm vấn, đã bị xử tử vắng mặt.- 803.

174 L. Blanc, "Histoire de dix ans . 1830-1840". T. I-V. Lần xuất bản đầu tiên là ở Pa-ri vào năm 1841-1844. Ăng-ghen dẫn

chứng ở bản dịch tiếng Đức của tác phẩm này xuất bản ở Béc-lin năm 1844-1845.- 803.

175 "Rheinischer Beobachter" ("Người quan sát tỉnh Ranh") là báo ra hàng ngày có xu hướng bảo thủ, xuất bản ở Khuên từ

1844-1845.- 806.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.