điểm dân tộc chủ nghĩa phản động khi giải thích lịch sử nước Đức, và nhất là cuộc chiến tranh 1813 - 1815 với nước
Pháp dưới thời Na-pô-lê-ông. Trong khi phê phán quan điểm dân tộc chủ nghĩa, Ăng-ghen đồng thời đã đưa ra ở đây
sự đánh giá phiến diện cuộc chiến tranh này. Trong cuộc chiến tranh này các giai cấp thống trị và các vương triều cầm
quyền đã lợi dụng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của quần chúng nhân dân chống lại chính sách cướp đoạt của
Na-pô-lê-ông I để phục hồi chế độ phong kiến ở châu Âu. Sau này, khi đánh giá lại thời kỳ lịch sử ấy, Ph. Ăng-ghen
đã viết trong tác phẩm của mình "Vai trò của bạo lực trong lịch sử" (1888): "Cuộc chiến tranh toàn dân của các dân
tộc chống lại Na-pô-lê-ông là sự phản ánh tình cảm dân tộc đã bị Na-pô-lê-ông chà đạp ở tất cả các dân tộc".-758
152 Điều lệ liên bang duy trì tình trạng chia cắt ở Đức do Đại hội Viên ngày 8 tháng Sáu 1815 thông qua. Lời hứa xác lập
hiến pháp ở tất cả các nước tham gia Liên bang Đức ghi trong điều 13 của văn kiện này đã không được thực hiện.- 768.
153 Chỉ cuộc cách mạng tư sản ở Tây Ban Nha nổ ra vào tháng Giêng 1820 và những cuộc nổi dậy cách mạng ở Na-pô-li và
Pa-léc-mơ vào tháng Bảy 1820, ở Bồ Đào Nha vào tháng Tám 1820, ở Pi-ê-mông vào tháng Ba 1821. Phong trào cách
mạng đã bị đàn áp do sự can thiệp của Liên minh thần thánh bằng cách phái quân đội Pháp tiến vào Tây Ban Nha và quân
đội Áo tiến vào I-ta-lia.- 755.
154 Hội âm mưu bí mật của những người đốt than ở Pháp được thành lập vào cuối năm 1820 đầu năm 1821, mô phỏng theo
một đoàn thể cùng tên ở I-ta-li-a. Những người đốt than ở Pháp tập hợp trong hàng ngũ của mình nhiều đại biểu của các
phe phái chính trị khác nhau, tự đặt cho mình mục đích lật đổ vương triều Buốc-bông. Năm 1822 đã tổ chức một vụ âm
mưu khởi nghĩa đồng loạt của các quân đồn trú ở một số thành phố (Ben-pho, La Rô-sen, v.v.). Sau vụ âm mưu thất bại và
một số lãnh tụ bị giết, hội những người đốt than trên thực tế đã ngừng hoạt động.- 775.
155 Chỉ thời kỳ cao trào của phong trào dân chủ có tính chất quần chúng ở Anh vào những năm 1816-1819; phong trào tiến
hành dưới khẩu hiệu đấu tranh đòi cải cách luật bầu cử.- 775.
156 Chỉ cuộc cách mạng tư sản Pháp tháng Bảy 1830.- 776.
157 Theo luật bầu cử năm 1832 ở Anh thì ở các thành phố chủ nhà và người thuê nhà có thu nhập hàng năm không dưới 10
bảng đều có quyền bầu cử.- 777.
158 Quyết nghị trong biên bản cuối cùng (12 tháng Sáu 1834) của hội nghị đại biểu các nước ở Đức họp tại Viên quy định
vua chúa các nước phải chi viện lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống lại phong trào tự do và dân chủ. Văn kiện này đã
được nhà chính luận thuộc phái tự do Vên-cơ phát biểu trong cuốn "Wichtige Urkunden für den Rechtszustand der
deutschen Nation" ("Những văn kiện quan trọng về tình hình luật pháp của nước Đức") xuất bản ở Man-hem năm
1844.- 777.
159 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh Gi.R. Gi-Grê-hêm đã gây ra sự công phẫn trong các đoàn thể dân chủ, vì để lấy lòng Chính
phủ Áo, năm 1844 ông đã ra lệnh cho Cục bưu điện để cảnh sát kiểm duyệt thư từ của các nhà cách mạng lưu vong I-ta-li-
a.-778.
160 Việc dịch ("Ein Fragment Fourier's über den Handel") :" Đoạn trích Phu-ri-ê nói về thương nghiệp" nằm trong một kế
hoạch xuất bản rộng lớn hơn do Mác và Ăng-ghen vạch ra nhằm truyền bá ở Đức những tác phẩm ưu tú nhất của chủ
nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh. Trong lời mở đầu và lời kết thúc cho "Đoạn trích Phu-ri-ê nói về thương nghiệp",
Ph. Ăng-ghen lần đầu tiên công khai phê bình "các nhà xã hội chủ nghĩa chân chính". Thái độ tự cao và khinh thị của "các
nhà xã hội chủ nghĩa chân chính" đối với các đại biểu lỗi lạc của tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Pháp và ở Anh, ý đồ của họ