139 Xem C.Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 1, tr . 721-744 và
745-746.- 709.
140 "Das Westphälische Dampfboot" ("Tàu thuỷ Ve-xtơ-pha-li") là tạp chí ra hàng tháng do "nhà xã hội chủ nghĩa chân
chính" Ô. Luy- ninh xuất bản ở Bi-lơ-phen-đơ từ tháng Giêng 1845 đến tháng Chạp 1846 và ở Pa-đéc-boóc từ tháng
Giêng 1847 đến tháng Ba 1848. - 712.
141 Chỉ "Allgemeines Volksblatt. Populärer Monatsbericht über die wichtigsten Zeitfragen" ("Báo nhân dân phổ thông khổ
nhỏ. Bình luận phổ thông hàng tháng về những vấn đề quan trọng đường thời") xuất bản ở Khuên từ tháng Giêng 1845
đến đầu năm 1846 với sự tham gia của nhà hoạt động dân chủ Đe-xtơ là người có quan hệ với Mác và Ăng-ghen.- 712.
142 Chỉ văn tập "Neue Anekdota" ("Tập chuyện mới") xuất bản ở Đác-nơ-stát vào cuối tháng Năm 1845. Văn tập này bao
gồm các bài của M.Hét-xơ. C.Gruyn, Ô. Luy-ninh viết cho các báo nhưng bị cơ quan kiểm duyệt cấm đăng, phần lớn
được viết vào nửa đầu năm 1844. Qua thư của Gruyn gửi cho Hét-xơ có thể thấy rằng sau khi tập sách vừa mới được xuất
bản, Mác và Ăng-ghen đã phát biểu một loạt ý kiến phê bình gay gắt nội dung của nó.- 713.
143 A. Becker. "Was wollen die Kommunisten?". Một tập sách nhỏ xuất bản ở Lô-dan năm 1844. - 714.
144 Chỉ bài báo của C.Mác: "Lời bào chữa của phóng viên ở Mô-den", đăng trên "Rheinische Zeitung" tháng Giêng 1843
(Xem C.Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 1, tr.265-305.-733.
145 Những quan điểm thuế quan bảo hộ của nhà kinh tế học Đức Ph. Li-xtơ trình bày trong cuốn sách của ông "Das
nationale System der Politischen Oekonomie", Stuttgart und Thübingen, 1841 (" Hệ thống kinh tế chính trị quốc dân",
Stút-gát và Tuy-bin-ghen, 1841).- 736.
146 Năm 1842 chấm dứt cái gọi là cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất mà bọn thực dân Anh gây ra chống Trung
Quốc, Trung Quốc buộc phải ký hiệp ước Nam-kinh bất bình đẳng; một trong những điều khoản của hiệp ước đó quy
định mở năm cửa biển Trung Quốc cho Anh buôn bán: Quảng Châu, Thượng Hải, Áo Môn, Ninh Ba và Phúc Châu.- 741.
147 Cuộc tàn sát ở Lai-pxích là vụ quân đội Dắc-den bắn vào cuộc biểu tình của quần chúng ở Lai-pxích ngày 12 tháng Tám
1845. Cuộc biểu tình, mà ngòi nổ là cuộc duyệt binh đón mừng hoàng thân I-ô -han, được tổ chức nhằm phản đối chính
phủ Dắc-den đàn áp phong trào "của các tín đồ Thiên chúa giáo Đức" và một trong những lãnh tụ của họ là linh mục
G.Rôn-gơ. Phong trào của "các tín đồ Thiên chúa giáo Đức" nổ ra năm 1844 tại nhiều nước ở Đức đã lôi cuốn phần lớn
giai cấp trung và tiểu tư sản; lật đổ quyền lực của giáo hoàng La Mã và nhiều giáo lý cùng nghi thức của Thiên chúa giáo,
"các tín đồ Thiên chúa giáo Đức" đã ra sức làm cho Thiên chúa giáo thích ứng với những nhu cầu của giai cấp tư sản
đang lên.- 746.
148 Pi-téc-lô - người đương thời gọi như vậy là vì nó gần giống với trận Oa-téc-lô; đây là vụ quân đội Anh đàn áp đẫm máu
quần chúng tay không tham gia cuộc mít-tinh đòi cải cách bầu cử, họp ngày 16 tháng Tám 1819 ở Quảng trường Xanh Pi-
te gần Man-se-xtơ.- 746.
149 Cuộc chính biến 1688 sau đó ở Anh đã xác lập nền quân chủ lập hiến dựa trên sự thoả hiệp giữa bọn quý tộc ruộng đất
và quý tộc tài chính đã được sử sách tư sản Anh gọi là cuộc "Cách mạng vinh quang".- 748.
150 Hiến pháp năm 1791 do Quốc hội lập hiến của giai cấp tư sản thông qua đã xác lập nên quân chủ lập hiến ở Pháp. Hiến
pháp này đã bị cuộc khởi nghĩa nhân dân lật đổ vương quyền ngày 10 tháng Tám 1792 bãi bỏ.- 756.
151 Một loạt bài của Ph. Ăng-ghen "Tình hình nước Đức" đều nhằm chống lại quan