Việc yêu cầu thủ tiêu sự hợp nhất (Repeal of Union) đã trở thành khẩu hiệu được hưởng ứng nhất ở Ai-rơ-len từ những
năm 20 của thế kỷ XIX; Hội liên hiệp của những người chủ trương thủ tiêu sự hợp nhất đã được thành lập năm 1840.-
668.
122 Xem C.Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr . 787-825.-
670.
123 "Laissez faire, laissez aller" ("Mặc cho tự do hành động") là công thức của các nhà kinh tế học tư sản thuộc phái mậu
dịch tự do là những người chủ trương tự do mậu dịch và nhà nước không can thiệp vào lĩnh vực quan hệ kinh tế.- 672.
124 Bàn (hoặc bữa tiệc) Bác-mê-ki-đơ là một thành ngữ lấy trong thần thoại "Một nghìn một đêm lẻ". Trong bữa tiệc này,
người ta bưng ra cho những người đói hết đĩa nọ đến đĩa kia nhưng toàn là đĩa không.- 693.
125 Chỉ tờ "The New Moral World" ("Thế giới đạo đức mới") là tờ tuần báo của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng do R.
Ô -oen sáng lập năm 1834, xuất bản đến
năm 1846, ban đầu ở Lít-xơ và từ tháng Mười 1841 ở Luân Đôn; Ph. Ăng-ghen cộng tác với tờ báo này từ tháng
Mười một 1843 đến tháng Năm 1845. - 699.
126 Chỉ "Deutsch- Französische Jahrbücher" do C.Mác và A.Ru-gơ sáng lập, xem chú thích 16.- 700.
127 "Trier'sche Zeitung" ("Báo Tơ-ria") sáng lập năm 1757 ở Tơ-ria, từ năm 1815 xuất bản dưới tên đó; đầu những năm 40
thế kỷ XIX là cơ quan của phái tư sản cấp tiến; giữa những năm 40 bắt đầu đăng những bài về chủ nghĩa xã hội, trong số
đó có các bài của cộng tác viên thường xuyên C. Gruyn là người đã nhanh chóng trở thành một trong những đại biểu chủ
yếu của "chủ nghĩa xã hội chân chính".- 700.
128 "Sprecher oder: "Rheinisch- Westphälischer Anzeiger" ("Người phát ngôn hoặc người truyền tin tỉnh Ranh-Ve-xtơ-pha-
li") là tờ báo được thành lập năm 1798 ở Đoóc-mun, xuất bản ở Vê-đen trong những năm 40 của thế kỷ XIX; C.Gruyn đã
tham gia ban biên tập từ 1842 đến tháng Mười một 1844. - 700.
129 Chỉ tờ báo Đức "Vorwärts!" ("Tiến lên !"), xuất bản ở Pa-ri từ tháng Giêng đến tháng Chạp 1844, ra mỗi tuần 2 kỳ. Nhờ
ảnh hưởng của Mác là người đã cộng tác chặt chẽ vào công tác biên tập từ mùa hè 1844, tờ báo đã bắt đầu mang tính chất
cộng sản chủ nghĩa; nó đã phê phán gay gắt chế độ phản động ở Phổ. Tờ báo đã đăng các bài của C.Mác và Ph. Ăng-ghen
(Xem C.Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr . 591-616 và
826-888). Nhưng theo yêu cầu của Chính phủ Phổ, nội các Ghi-đô đã trục xuất Mác và mấy cộng tác viên của tờ báo ra
khỏi nước pháp vào tháng Giêng 1845; tờ "Vorwärts!" phải đình bản. - 700.
130 Chỉ bài báo "Bóng ma xã hội chủ nghĩa" được đăng khuyết danh trên phụ trương của tờ "Kölnische Zeitung" số 314,
ngày 9 tháng Mười một 1844.- 702.
131 "Hài hoà" ("Harmony") là tên gọi của khu di dân cộng sản chủ nghĩa do các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Anh,
môn đồ của Rô-bớt Ô-oen sáng lập năm 1841 ở Hăm-sia (Anh). Khu di dân này tồn tại mãi cho đến đầu năm 1846.- 703.
132 Bản dịch của Ăng-ghen về bản sơ thảo bài thơ của Hai-nơ. Chỗ khác nhau với nguyên văn đăng lần đầu tiên trên tờ
Vorwärts !" số 55, ngày 10 tháng Bảy 1844 là ở đoạn đầu của bản dịch có thêm dòng thứ ba.- 703.
133 Chỉ tờ niên giám "Deutsche Bügerbuch" ("Sổ tay công dân Đức") năm 1845 do H. Puýt-man xuất bản ở Đác- mơ-stát
vào tháng Chạp 1844. Ngoài rất nhiều bài của "các nhà xã hội chủ nghĩa chân chính", trong niên giám còn đăng tác phẩm
của các nhà hoạt động thuộc phong trào dân chủ cách mạng như V.Vôn-phơ và