109 "The Fleet papers" ("Bút ký Phlít") là tờ tuần báo được viết dưới dạng là một tập thư tín, do Ô-xtơ xuất bản trong nhà
giam những người mắc nợ ở Phlít, từ 1841 đến 1844.- 545.
110 "The Northern Star" ("Sao Bắc đẩu") là một tờ tuần báo Anh, cơ quan trung ương của phái Hiến chương được sáng lập
năm 1837, đình bản năm 1852, ban đầu xuất bản ở Lít-xơ và từ tháng Mười một 1844 thì xuất bản ở Luân Đôn. Người
sáng lập và chủ bút là Ph. Ô' Côn-no, trong những năm 49 G. Hác-ni cũng đã biên tập báo này. Ph. Ăng-ghen viết bài cho
báo này từ tháng Chín 1845 đến tháng Ba 1848.-555.
111 Bản dịch ra tiếng Đức bài thơ của E. Mi-đơ "Vua Hơi nước" ("The Steam-King") là do Ph.Ăng-ghen dịch; nguyên văn
tiếng Anh của bài thơ ấy đăng trên tờ "The Northern Star" , số 274, 11 tháng Hai 1843, còn có hai đoạn nữa; người dịch
bài thơ ấy ra tiếng Nga cho lần xuất bản này là X. Mác-sắc.- 559.
112 "Revue des deux mondes" ("Tạp chí Hai thế giới") là tạp chí văn học nghệ thuật và chính luận của giai cấp tư sản, ra hai
tuần một kỳ, xuất bản ở Pa-ri từ năm 1829.- 576.
113 Theo truyền thuyết, nhà quý tộc La Mã Mê-nê-ni-út A-gríp-pa đã thuyết phục được những người bình dân khởi nghĩa
năm 494 trước công nguyên bằng cách kể cho họ nghe câu chuyện ngụ ngôn về các bộ phận của cơ thể đã phản kháng
không phục vụ cái dạ dày, vì dạ dày không chịu ăn, cho nên đã dẫn đến một tai hoạ lớn cho cơ thể.- 605.
114 Chỉ những cuộc xung đột giữa phái Hiến chương với cảnh sát do bọn khiêu khích gây ra ở Sép-phin-đơ, Brát-phoóc và
nhiều thành phố khác. Những cuộc xung đột ấy đã dẫn tới nhiều vụ bắt bớ các lãnh tụ và thành viên của phong trào. -614.
115 "Mechanics' Institutions" là một loại trường học buổi tối trong đó công nhân có thể học một số kiến thức phổ thông và
kỹ thuật; loại trường này xuất hiện đầu tiên ở Anh vào năm 1823 (ở Gla-xgô) và năm 1824 (ở Luân Đôn). Đầu những
năm 40 thế kỷ XIX đã có trên 200 trường, chủ yếu là ở các thành phố công xưởng thuộc Lan-kê-sia và Y-oóc-sia. Giai cấp
tư sản lợi dụng những trường ấy để đào tạo công nhân kỹ thuật cần thiết cho công nghiệp và để nắm lấy những công nhân
ấy. -625.
116 D. F. Strauβ, "Das Leben Jesu", Bd. 1 - 2, Tübingen, 1835 - 1836 (Đ. Ph. Stơ-rau-xơ,
"Cuộc đời của Giê-su" Tập 1 - 2, Tuy-bin-ghen, 1835 - 1836). Về tác phẩm của Pru-đông, xem chú thích 14. - 627.
117 "The Mining Journal" ("Tạp chí ngành mỏ") là tuần báo kinh tế và kỹ thuật xuất bản ở Luân Đôn từ năm 1835.- 638.
118 Đạo luật cấm dùng phụ nữ và trẻ em dưới 10 tuổi vào lao động ở dưới mặt đất đã được nghị viện thông qua ngày 10
tháng Tám 1842. - 640.
119 Toà án hoàng gia là một trong những toà án lâu đời nhất ở Anh; ở thế kỷ XIX (trước năm 1873) nó là một toà án độc lập
tối cao xét xử các vụ án hình sự và dân sự, có quyền xét lại các quyết định của các toà án cấp dưới. - 643.
120 Writ of Habeas Corpus là một văn kiện thông dụng trong thủ tục xét xử ở Anh, uỷ quyền cho một cấp toà án chiểu theo
yêu cầu của đương sự đưa người bị bắt ra toà thẩm tra xem việc bắt đó có hợp pháp không. Dựa vào việc thẩm tra nguyên
nhân bắt giam, toà án hoặc tha bổng người bị bắt, hoặc đưa trả về nhà tù, hoặc tạm tha có đặt cọc hoặc bảo lãnh. Thủ tục
này do đạo luật năm 1679 quy định không áp dụng đối với tội phản quốc và có thể bị bãi bỏ theo quyết định của nghị
viện.- 643.
121 Sự hợp nhất Anh - Ai-rơ-len là do Chính phủ Anh cưỡng ép Ai-rơ-len tiếp nhận sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa của Ai-
rơ-len năm 1798. Sự hợp nhất có hiệu lực từ 1 tháng Giêng 1801 đã tước đoạt nốt chút quyền tự quyết cuối cùng của Ai-
rơ-len và đã giải tán nghị viện Ai-rơ-len. Việc yêu cầu thủ tiêu sự hợp nhất (Ai-rơ-len và đã giải tán nghị viện Ai-rơ-len.