nhà thơ G.Véc-thơ. Trong niên giám cũng đăng cả các tin tức về các khu di dân cộng sản chủ nghĩa ở châu Mỹ và khu
di dân "Hải hoà" của những người theo học thuyết Ô-oen ở Anh. Những bản tin này đều do Ph. Ăng-ghen biên soạn
và dịch ra tiếng Đức dựa vào các tài liệu lấy ở các báo "The New Moral World". "The Northern Star" và "The
Morning Chronicle". Trong niên giám
"
Deutsches Bürgerbuch" năm 1846, xuất bản ở Man-hem mùa hè 1846, có đăng
bản dịch của Ph. Ăng-ghen: "Đoạn trích Phu-ri-ê nói về thương nghiệp" kèm theo lời mở đầu và lời kết thúc.- 706.
134 Chỉ tạp chí "Rheinische Jahrbücher zur gesellschaflichen Reform" ("Niên giám tỉnh Ranh về các vấn đề cải cách xã
hội") do nhà chính luận cấp tiến H.Puýt-man xuất bản; ra tất cả được hai tập, tập thứ nhất vào tháng Tám 1845 ở Đác-mơ-
stát, tập thứ hai vào cuối năm 1846 ở Ben-Vuy trên biên giới Đức-Thuỵ Sĩ. Mác và Ăng-ghen cho rằng muốn giành được
ở Đức trận địa truyền bá những quan điểm cộng sản chủ nghĩa của mình thì phải lợi dụng tạp chí này. Tập một đã đăng
toàn văn các bài phát biểu của Ph. Ăng-ghen tại các cuộc hội nghị ở En-bơ-phen-đơ ngày 8 và 15 tháng Hai 1845 ("Các
bài phát biểu tại En-bơ-phen-đơ") và tập hai có đăng bài "Ngày hội của các dân tộc ở Luân Đôn" của ông (xem tập này).
Nhưng phương hướng chung của tờ niên giám đã bị bọn đại biểu của "chủ nghĩa xã hội chân chính" tham gia niên giám
chi phối; vì vậy trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức" (1845-1846) của mình, Mác và Ăng-ghen đã phê phán gay gắt niên
giám này.- 706.
135 Chỉ tờ nguyệt san "Gesellschaftsspiegel" ("Tấm gương xã hội"). Ban đầu Ăng-ghen có tham gia công tác tổ chức tạp chí
nhưng không tham gia công tác biên tập. Tạp chí này xuất bản ở En-bơ-phen-đơ do M. Hét-xơ làm chủ bút đã đăng một
số bài của "các nhà xã hội chủ nghĩa chân chính". Tất cả ra được 12 số trong những năm 1845 - 1846.- 706.
136 Ở đây, Ăng-ghen viết về một tác phẩm mà C.Mác dự định viết: "Phê phán chính trị và khoa kinh tế chính trị"; ngày 1
tháng Hai 1845, Mác đã ký với nhà xuất bản Le-xcơ bản hợp đồng về việc xuất bản một tác phẩm gồm 2 tập mang tên đó.
Bắt đầu nghiên cứu khoa kinh tế chính trị từ cuối năm 1843, đến mùa xuân 1844 Mác đã đề ra cho mình nhiệm vụ đứng
trên lập trường chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản để phê phán trên báo chí khoa kinh tế chính trị tư sản; trong số
những bản thảo do Mác viết hồi bấy giờ đến nay chỉ còn lại một phần với nhan đề là "Bản thảo kinh tế - triết học năm
1844". Vì bận viết cuốn "Gia đình thần thánh", Mác tạm thời hoãn việc nghiên cứu khoa kinh tế chính trị và chỉ quay lại
công việc đó vào tháng Chạp 1844. Rất nhiều đề cương, trích yếu và bút ký do Mác
viết vào những năm 1845 - 1846 khi nghiên cứu các nhà kinh tế học Anh và Pháp vẫn còn được giữ lại. Nhưng lần
này Mác cũng không thực hiện được kế hoạch của mình. Ngày 1 tháng Tám 1846 chính Mác đã viết cho Le-xcơ về
những nguyên nhân khiến Người phải hoãn lại một lần nữa việt thực hiện kế hoạch của mình: "Tôi cho rằng điều
quan trọng nhất là trước khi trình bày vấn đề một cách trực diện, tôi sẽ viết một tác phẩm luận chiến chống lại triết
học Đức và chống lại chủ nghĩa xã hội Đức tồn tại cùng thời với nó. Điều đó là cần thiết để chuẩn bị cho quần chúng
tiếp thu quan điểm kinh tế chính trị trực tiếp đối lập với cái khoa học cho tới nay vẫn tồn tại ở Đức". "Tác phẩm luận
chiến" mà Mác nói ở đây là "Hệ tư tưởng Đức" (1845-1846) do Người và Ăng-ghen cùng viết. Bản hợp đồng xuất
bản tác phẩm "Phê phán chính trị và khoa kinh tế chính trị" đã bị nhà xuất bản huỷ bỏ vào tháng Hai 1847.- 707.
137 W. Weitling. "Garantien der Harmonie und Freiheit", Vivis, 1842 (V. Vai-tlinh, "Sự bảo đảm cho hài hoà và tự do", Vi-
vít, 1842).- 707.
138 Chỉ bài "Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen. Lời nói đầu" đăng trong "Deutsch- Französische
Jahrbücher". Xem C.Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 1, tr
.569-590.- 707.