muốn ca tụng "chủ nghĩa xã hội chân chính Đức" đã được thể hiện đặc biệt rõ nét trong cuốn sách của C.Gruyn "Die
soziale Bewegung in Frankreich und Belgien" ("Phong trào xã hội ở Pháp và Bỉ") xuất bản vào tháng Tám 1845 ở Đác-
mơ-stát. Trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức" (1845-1846), C.Mác và Ăng-ghen đã phê phán toàn diện C.Gruyn với tư
cách là một đại biểu điển hình của "chủ nghĩa xã hội chân chính".- 779.
161 Ăng-ghen chỉ cuốn sách của L. Stai-nơ "Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản của nước Pháp hiện nay".- 779.
162 Chỉ sự mô tả hoang đường trong các tác phẩm của Phu-ri-ê về những sự biến đổi dường như sẽ xảy ra trong giới tự
nhiên sau này: sự biến đổi của cái vị lạ trong nước biển, sự xuất hiện trên bầu trời Bắc cực và Nam cực những vầng hào
quang toả nhiệt, sự biến đổi của dã thú thành súc vật có lợi cho loài người, v.v..- 781.
163 Dưới đây là bản dịch của Ph. Ăng-ghen về những tác phẩm của Phu-ri-ê không đưa vào trong lần xuất bản này. Những
đoạn trích do Ăng-ghen lựa chọn ban quát 7 chương đầu của tác phẩm chưa hoàn thành của S.Phu-ri-ê "Về ba loại thống
nhất bên ngoài" là tác phẩm được phát biểu sau khi ông mất trong tạp chí "La Phalange" ("La Pha-lăng-giơ") của phái
Phu-ri-ê, xuất bản năm 1845 (xem bản dịch tiếng Nga trong: S.Phu-ri-ê, Tuyển tập, M.-L., 1951, tập I, tr. 228-318).
Những chương này đưa ra định nghĩa chung về thương nghiệp và trình bày các loại hình vỡ nợ. Một số chỗ hoàn toàn
giống với phần "Về tự do vô hạn của thương nghiệp" trong cuốn sách của S.Phu-ri-ê "Học thuyết về bốn vận động và về
những số phận chung" đã được thay bằng dấu lược bỏ trong tạp chí "La Pha-lăng-giơ" khi phát biểu bản thảo.
Trong bản dịch của mình, Ăng-ghen đã khôi phục lại những chỗ ấy theo thứ tự các trang trong sách của Phu-ri-ê. Khi
dịch, Ăng-ghen đã lược bỏ những đoạn mô tả mang tính chất ảo tưởng của Phu-ri-ê về tương lai, một số lời ám chỉ
không có ý nghĩa hiện thực cũng như những chỗ khó hiểu vì Phu-ri-ê dùng những thuật ngữ đặc biệt. Những đoạn do
Ăng-ghen dịch, xin xem ở các trang 228 - 232, 237, 240 - 244, 249 - 252, 253 - 260, 261, 262 - 263, 265, 266, - 268,
271, 272 - 313 - 314, 315, 316 - 318 của bản dịch nói trên.- 782.
164 Ăn-ghen chỉ cuốn sách: H. W. Kaiser. "Die Persönlichkeit des Eigenthums", Bremen, 1843 (H. V. Cai-dơ, "Tính chất
riêng của tài sản", Brê-men, 1843).- 784.
165 Bài "Ngày hội của các dân tộc ở Luân Đôn" do Ph. Ăng-ghen viết vào cuối năm 1845 đã đăng vào cuối năm 1846 trong
tập 2 ""Rheinische Jahrbücher". Theo tin của tờ "The Northern Star" số 411 ngày 27 tháng Chín 1845, trong bài này gồm
có phần tường thuật lại quá trình cuộc hội nghị ngày 22 tháng Chín 1845 ở Luân Đôn và bài diễn văn do Ăng-ghen phát
biểu tại hội nghị. Hội nghị đó thực tế đặt cơ sở cho hội liên hiệp dân chủ quốc tế "Những người dân chủ anh em", có sự
tham gia của cánh tả phái Hiến chương Anh, các công nhân Đức là thành viên của Đồng minh những người chính nghĩa,
và những nhà cách mạng lưu vong của các nước khác cư trú ở Luân Đôn. Hết sức coi trọng sự kiện đó mà ông và Mác đã
tham gia chuẩn bị, Ăng-ghen đã đặc biệt dành cho sự kiện đó bài báo này. Trong đoạn đầu, Ăng-ghen đã trình bày lại một
cách châm biếm những luận điệu điển hình của một số "nhà xã hội chủ nghĩa chân chính". (Gruyn,Luy-ninh, v.v.) là
những người mà thái độ hư vô chủ nghĩa đối với các dân tộc khác đã được kết hợp với sự ba hoa có tính chất dân tộc chủ
nghĩa về tính ưu việt của dân tộc khác. Phê phán những quan điểm này, Ăng-ghen đối lập chúng với tư tưởng nhất trí về
lợi ích giữa những người vô sản các nước.- 788.
166 Trích bài thơ của Hai-nơ "Yên tâm", trong đó ông đả kích tác phong phi-li-xtanh và tập quán của tiểu thị dân Đức, so
sánh họ với những người cộng hoà cổ La Mã.-789.
167 "Các-ma-nhôn-lơ" là một bài hát cách mạng hình thành trong thời kỳ cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII. Lời của
bài "Các-ma-nhôn-lơ" đã được sửa chữa và bổ sung theo các sự kiện chính trị đang xảy ra.- 790.