C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 78

"Bản thân nàng còn chưa có ý thức về giá trị luân lý cao cả của mình, vì thế nàng hãy còn là cái bí mật đối với chính

nàng".

Qua miệng của Muyếc-phơ, Ơ-gien Xuy vạch cho chúng ta thấy cái bí mật của Ri-gô-lét

không tư biện. Nàng là "một cô gái lẳng lơ rất đẹp". Ở nhân vật này Ơ-gien Xuy đã miêu tả
tính cách dễ mến, có nhân tính của một người con gái lãng mạn ở Pa-ri. Nhưng lại do sùng
bái giai cấp tư sản và do tính chuộng khoa trương đặc biệt của ông, nên đã phải lý tưởng hoá
người con gái lãng mạn về mặt đạo đức. Ông đã phải gọt tròn những góc cạnh của đời sống
và tính tình của Ri-gô-lét: khinh thường hình thức chính thức của hôn nhân, giao thiệp ngây
thơ với người sinh viên hay người công nhân. Chính trong khuôn khổ của những quan hệ đó
mà nàng hình thành một sự trái ngược thật sự có tính người với mụ vợ giả dối, lạnh nhạt và
ích kỷ của anh tư sản, và với tất cả các giới tư sản, nghĩa là với tất cả xã hội quan phương.

7. "TRẬT TỰ THẾ GIỚI

CỦA "NHỮNG BÍ MẬT CỦA THÀNH PA-RI"

Thế giới những bí mật đó cũng chính là trật tự thế giới phổ biến trong đó diễn ra những hoạt động cá nhân của "Những bí

mật của thành Pa-ri".

"Nhưng" trước khi "... chuyển sang bàn về sự tái hiện về mặt

triết học của sự kiện có tính chất anh hùng ca", ông Sê-li-ga còn phải "tập hợp những nét vẽ
riêng biệt phác họa trên kia thành một bức tranh hoàn chỉnh".

Khi ông Sê-li-ga nói rằng ông muốn chuyển sang "sự tái hiện về mặt triết học" của sự kiện

có tính chất anh hùng ca thì chúng ta phải coi đó là sự thú nhận thực sự, là sự bóc trần cái bí
mật có tính phê phán của ông. Cho tới đây, ông đã "tái hiện" trật tự thế giới "về mặt triết
học".

Ông Sê-li-ga tiếp tục thú nhận:

"Từ sự trình bày của chúng tôi, có thể rút ra kết luận rằng những bí mật riêng lẻ nghiên cứu trên kia nếu tách riêng từng

cái một thì không có giá trị và những bí mật đó cũng không phải là những câu chuyện dông dài hay tuyệt. Giá trị của chúng

chính là ở chỗ bản thân chúng hình thành tính nhất quán hữu cơ của những khâugộp cả lại thành ra cái bí mật".

Do tính khí thẳng thắn, ông Sê-li-ga còn đi xa hơn nữa. Ông ta có ý thức rằng "tính nhất

quán tư biện" không phải là tính nhất quán thực sự của "Những bí mật của thành Pa-ri".

"Đúng là trong bản anh hùng ca của chúng ta, nhưng cái bí mật không biểu hiện ở tính nhất quán tự hiểu mình ấy" (theo

giá thành ư?). "Nhưng vấn đề ta gặp phải ở đây không phảicơ thể lô-gích, tự do và cơ sở trước mắt mọi người của sự phê

phán mà là một tồn tại thực vật thần bí".

Chúng ta không nghiên cứu bức tranh hoàn chỉnh của ông Sê-li-ga mà trực tiếp đi vào cái

điểm hình thành sự "chuyển tiếp". Qua ví dụ về Pi-plê, chúng ta đã quen biết "sự tự châm
biếm của cái bí mật".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.