C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 76

Cái kết cấu tư biện về người gác cổng vấp phải một khó khăn lớn thứ nhất là trong phần

lớn các nhà ở Pa-ri, ít ra là đối với một bộ phận người thuê nhà thì người gác cổng và người
đầy tớ chỉ là một thôi.

Về ảo tưởng của sự phê phán đối với vị trí tương đối độc lập và không vụ lợi của người

gác cổng, chúng ta có thể nhận xét qua những việc dưới đây. Người gác cổng ở Pa-ri là đại
biểu và mật thám của chủ nhà. Trong đa số trường hợp, không phải chủ nhà mà là người thuê
nhà trả công cho y. Vì thu nhập bấp bênh nên ngoài chức vụ chính thức, y còn kiếm nghề làm
ngoài. Trong thời kỳ thống trị của chế độ khủng bố, thời kỳ Đế chế và thời kỳ Phục tích,
người gác cổng là tay sai chính của mật thám. Chẳng hạn, tướng Phoa bị người gác cổng của
mình bí mật giám sát, y chuyển thư từ gửi cho vị tướng này cho một tên cảnh sát bố trí ở gần
đấy đọc trước (xem Phrô-măng, "Cảnh sát bị lộ mặt"

29

. Vì vậy những từ "portier"

26

1*

"épicier"

27

2*

trở thành những lời chửi rủa, bản thân "portier" cũng muốn người khác gọi mình

là "concierge"

28

3*

.

Ơ-gien Xuy căn bản không mô tả mụ Pi-plê là một người "không vụ lợi" và tốt bụng nên

ông mô tả là ngay từ đầu mụ đã lừa dối Rô-đôn-phơ khi đổi tiền; mụ giới thiệu cho Rô-đôn-
phơ một con mẹ cho vay nặng lãi gian giảo cùng ở một nhà với mụ ta, mụ đảm bảo với Rô-
đôn-phơ rằng nếu làm quen được với Ri-gô-lét thì nhất định có nhiều điều thú vị; mụ chế
giễu vị thiếu tá trả ít tiền và mặc cả với mụ (trong cơn tức giận, mụ gọi ông ta là "thiếu tá
keo kiệt" và nói: "Điều đó sẽ dạy cho mày cách chỉ bỏ ra có 12 phrăng mỗi tháng cho việc
chi tiêu trong gia đình"), mụ chế giễu ông ta "nhỏ nhen" đến nỗi để ý cả đến củi nước, v.v..
Mụ ta cho biết sở dĩ bản thân mụ có thái độ "độc lập" vì mỗi tháng vị thiếu tá chỉ trả có 12
phrăng.

Ở Sê-li-ga, "A-na-xta-xi Pi-plê đã dùng một cách nào đó để mở đầu cuộc chiến tranh du

kích chống cái b í m ậ t".

Ở Ơ-gien Xuy, A-na-xta-xi Pi-plê là điển hình của phụ nữ gác cổng ở Pa-ri. Ơ-gien Xuy

muốn "kịch hoá người đàn bà gác cổng mà Hăng-ri Mô-ni-ê mô tả rất tài tình". Nhưng Sê-li-
ga cho rằng cần biến cái đặc điểm "miệng lưỡi hiểm độc" của mụ Pi-plê thành một thứ bản
chất riêng biệt rồi biến mụ thành người tiêu biểu cho bản chất đó. Ông ta viết tiếp:

"Chồng mụ, anh chàng gác cổng An-phrét Pi-plê, cùng làm một nghề với mụ nhưng không gặp may bằng".

Để an ủi sự thất bại đó của anh ta, ông Sê-li-ga cũng biến anh ta thành một tỉ dụ ám chỉ.

Anh ta đại biểu cho mặt "khách quan" của cái bí mật, đại biểu cho "cái bí mật với tính cách
là sự chế giễu".

"Cái bí mật làm cho anh ta thất bại là sự chế giễu, sự chế nhạo của người khác đối với anh ta".

Ngoài ra, với lòng trắc ẩn vô hạn, phép biện chứng thiêng liêng biến "ông già lẩn thẩn và

không may" thành một "người khoẻ mạnh" theo một nghĩa siêu hình của danh từ bằng cách
cho rằng ông đóng vai vòng khâu rất đáng kính trọng, rất may mắn và rất có tác dụng quyết
định trong quá trình sinh tồn của cái bí mật tuyệt đối. Chiến thắng Pi-plê tức là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.