2. Giúp trẻ có óc quan sát, tăng trưởng sáng kiến phê bình, và chí ganh đua,
bởi các em đều tuần tự khi ở địa vị chủ, khi ở địa vị khách để dễ thấy cái hay, cái
dở ở người và ở mình mà giữ cái hay, sửa cái dở (đặc biệt cái dở rụt-rè của những
em nhút-nhát hay ngập-ngừng trong việc phát biểu ý kiến).
3. Trong khi điều khiển, chúng ta luôn luôn giữ cho bầu không khí thảo luận
được cởi mở, điều này dạy cho các em biết chấp nhận ý kiến của kẻ khác, tức nếp
sống hoà đồng, nếp sống truyền thống của dân tộc nhà.
Khi đem một bài ca dao ra diễn thành vở kịch nhỏ như bài « Thằng Bờm có
cái quạt mo » chẳng hạn, chúng ta có thể tổ chức các em thành nhiều toán : một
toán làm diễn viên thì những toán còn lại làm khán giả ngồi theo hình bán nguyệt.
Với hình thức tổ chức tương tự chúng ta cũng có thể áp dụng vào việc học
các môn khác ngoài môn văn chương nhi đồng.
Và riêng về ca dao nhi đồng, nếu được sử dụng như chúng ta đã sơ lược
trình bày trên, sẽ giúp ích các em không nhỏ về cách ăn-nói trôi-chảy, viết luận
trôi-chảy.
VI. GHI CHÚ VỀ TOÀN BỘ TUYỂN TẬP VĂN CHƯƠNG NHI ĐỒNG
Các em nhi đồng đây là bao gồm từ cỡ tuổi mẫu giáo (năm, sáu tuổi) tới đệ
thất, đệ lục (mười hai, mười ba tuổi). Vậy nội dung của từng bài ca dao, ngụ ngôn
hay truyện cổ tích, v.v… trong toàn bộ tuyển tập này, chúng ta sẽ tuỳ nghi đem ra
sử dụng sao cho thích hợp với từng lứa tuổi.
Các em đương ở tuổi khao-khát tìm hiểu những cái mới lạ, không riêng gì
các trẻ em Việt-Nam, mà là toàn thể các trẻ em trên thế giới ! Hãy nhìn các em
nằm thu mình trong một góc giường, hay ngồi thu mình trong một góc khuất, đôi
tay khư-khư giữ lấy quyển sách, đôi mắt chăm-chú dõi theo những dòng chữ, bàn
tay hối-hả lúc sang trang…
Những trang sách tốt đã mở cho các em thấy biết bao chân trời mới lạ !
Nhiều khi các em vẫn ham-hố đọc mà vẫn chưa hiểu rõ nhu cầu nào của mình sẽ
được thoả mãn ; các em chỉ cảm thấy mình đương được phiêu lưu một cách thích
thú trên những trang sách ; sự thích thú đó liên tiếp gia tăng cường độ, tới một lúc
nào các em chợt phát hiện ra một ý niệm mới, chẳng khác một mầm non được