CA DAO NHI ĐỒNG - Trang 16

Trường hợp có những từ ngữ cổ, hoặc muốn nhấn mạnh ý nghĩa toàn bài,

soạn giả có ít dòng ghi chú ngay dưới bài ca dao.

V. CÁCH SỬ DỤNG CA DAO NHI ĐỒNG TRONG LỚP HỌC

Soạn giả chỉ xin ghi nơi đây một vài đề nghị.

Quý vị giáo sư có thể khởi đầu lớp học bằng cách đọc một bài ca dao ngộ-

nghĩnh nào đó để tập trung sự chú ý của các em và gây niềm hứng khởi trước khi
vào bài chính. Gần tới giờ tan, nếu còn thừa thì giờ quý vị cũng có thể làm như
vậy giúp các em cảm thấy thoải-mái trước khi ra về. Cách sử dụng ca dao nên
luôn luôn giữ tính cách hồn nhiên như vậy.

Cũng có thể trong giờ tập đọc quốc văn tại các lớp lớn, nhân đọc một bài ca

dao, quý vị khuyến khích các em cùng nhau bàn-bạc trong hàng đội tự trị về ý
nghĩa bài đó. Chẳng hạn bài ca dao :

Ông trăng mà bảo ông trời,

Những người hạ giới là người như tiên.

Ông trời mà bảo ông trăng,

Những người hạ giới mặt nhăn như tiều.

Bài trên có thể khiến các em khám phá ra ý nghĩa luân lý là ở gần người

nóng-nảy, gay-gắt, tính tình mình dễ bị bực-bội lây, trái lại ở gần người hiền từ,
mình cũng dễ cảm thấy tâm hồn thảnh-thơi thoải-mái.

Bài « Thằng Bờm có cái quạt mo » có thể được dựng thành vở kịch ngắn

thật ngộ-nghĩnh. Đây cũng là cách hướng dẫn dần các em trên con đường thưởng
ngoạn và trình diễn văn nghệ.

Chúng ta hãy thực hiện những cuộc thảo luận theo từng hàng đội tự trị như

đã nói trên. Hoặc chúng ta theo phương pháp tập họp các em thành hai hình vòng
tròn trong và ngoài. Trong khi vòng trong thảo luận, vòng ngoài nghe và quan sát
để phát biểu phê bình sau. Cứ thế luân phiên, vòng trong hết phận sự thảo luận thì
chuyển ra vòng ngoài, đến lượt vòng ngoài vào trong tiếp tục thảo luận cùng đề
tài. Phương pháp này có những lợi điểm sau :

1. Cũng là một biến cách của hàng đội tự trị để các em tiến dần trên con

đường kỷ luật tự giác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.