CA DAO NHI ĐỒNG - Trang 15

Tuổi này vốn là tuổi hiếu thắng, tuổi ganh đua. Những câu đố sẽ vừa khích

động trí thông minh, vừa tôi luyện trí suy đoán của các em.

II. BÀI HÁT TRẺ EM NAM HƯƠNG

Sau cùng trước khi sang phần giới thiệu Ca-dao Nhi-đồng Quốc-tế, soạn giả

còn sưu tầm được một số ca-dao của Nam Hương viết vào khoảng năm 1936.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Về những bài ca dao nhi đồng Việt-Nam, ngoài những bài ghi lại do trí nhớ,

hoặc ghi theo lời các bậc lão thành trong gia đình, còn lại soạn giả căn cứ theo
cuốn Tục Ngữ Phong Dao của Nguyễn-Văn-Ngọc, Saigon : Nhà xuất bản Bốn
Phương, 1952.

Những bài hát trẻ em của Nam Hương được trích dẫn trong Nguyệt San Tứ

Dân Văn Uyển, số 25 (tháng 7, 1936).

Phần viết về những trò chơi nhi đồng, soạn giả có tham khảo những bài của

các ông Ngô-Quý-Sơn, Nguyễn-Văn-Tố và Nguyễn-Văn-Huyên đăng trong tập
IIEH 1943. Tome VI (Institut Indochinois pour l’Etude de l’Homme. Bulletins et
Travaux pour 1944) Hanoi : 1944.

Sang phần giới thiệu một số ca dao các nước Âu Á khác soạn giả sẽ tuỳ nghi

khi thì dịch thoát thành các thể thơ Việt-Nam, khi thì chỉ cốt dịch sát nghĩa. Đây
cũng là một cách giúp các em làm quen dần với một khía cạnh văn hoá quốc tế,
và cũng để các em khi trở lại so-sánh càng cảm thấy ca dao nhi đồng của nước
Việt nhà ý vị biết chừng nào.

Tất cả những bài ca-dao nhi-đồng quốc tế này đều được trích dịch tự pho

Anthology of Children’s Literature của Edna Johnson, Evelyn R Sickels và
Frances Clarke Sayers, Boston : Houghton Mifflin Company, 1959.

IV. NHAN ĐỀ VÀ CHÚ THÍCH

Trừ một vài trường hợp đặc biệt, các nhan đề đều được đặt bằng cách lấy

ngay câu đầu của bài ca dao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.